Phân tích BCTC những hạn chế và thách thức đối với kế toán trưởng

Phân tích báo cáo tài chính là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật phân tích, xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, từ đó đánh giá về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại hình công ty cổ phần, phân tích báo cáo tài chính bắt đầu được các chuyên gia tài chính cũng như kế toán trưởng quan tâm nhiều hơn. Điểm qua đôi nét về phân tích báo cáo tài chính, bài viết nhận diện những thách thức có thể gây ra tác động làm sai lệch kết quả phân tích, giúp doanh nghiệp có giải pháp hiệu quả.

Theo các chuyên gia tài chính, phân tích báo cáo tài chính là một nghệ thuật “phiên dịch” các số liệu từ các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định có cơ sở thông tin. Phân tích báo cáo tài chính không những phục vụ những đối tượng đang quản trị điều hành doanh nghiệp (DN) như giám đốc, kế toán trưởng, các cấp quản lý, mà còn cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình sức khỏe của DN như: các chủ nợ, cổ đông và các đối tác đầu tư tiềm năng. Hệ thống báo cáo tài chính của một DN, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Do vậy, nội dung của phân tích báo cáo tài chính thường được thể hiện qua 2 khía cạnh:

Thứ nhất, phân tích trên từng báo cáo tài chính: Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối; So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt trên bảng cân đối kế toán) để thấy rõ, sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính; Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của DN. Cách thức phân tích này sẽ giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn tổng quan về sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính. Từ đó, có thể nhận biết được con số tài chính đó đang ở mức tốt hay xấu; ít nhất cũng đưa ra được thông tin về tốc độ tăng trưởng của thời điểm đang phân tích so với một thời điểm trong quá khứ

Thứ hai, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của DN, gồm: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN; phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của DN; phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của DN; phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN; phân tích tình hình rủi ro tài chính của DN; phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN; phân tích giá trị DN. Có thể nói, việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính DN, là một nội dung rất căn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của DN.

Trong các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính, kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính hiện được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính, để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của DN. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau, tuy nhiên, để dễ dàng tiếp cận và ứng dụng, DN nên phân loại các tỷ số tài chính theo hướng:

– Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành 3 loại: Tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh và tỷ số tài chính từ cả hai báo cáo vừa nêu. – Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: Tỷ số thanh toán, tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả nợ và lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lời và các tỷ số tăng trưởng

Mặc dù hệ thống báo cáo tài chính thể hiện “bức tranh” tổng quát về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kỳ hoạt động của DN, song nếu chỉ xem xét từng con số đơn lẻ trên báo cáo tài chính, thì sẽ khó nhìn nhận được toàn diện và sâu sắc về “bức tranh” này. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính không chỉ đòi hỏi vốn kiến thức, hiểu biết nhất định về tài chính – kế toán, về quản trị kinh doanh, về kinh tế vi mô và vĩ mô mà còn yêu cầu những kỹ năng mang tính hệ thống và logic hết sức đặc thù.

Những thách thức tiềm ẩn

Hiện nay, hầu hết DN niêm yết và DNNN đều quan tâm đến phân tích báo cáo tài chính nhằm phục vụ việc điều hành DN cũng như minh bạch hóa, để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do đa phần DN Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khiến không đủ nguồn lực tài chính lẫn nhân lực để thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Kể cả các DN có tiến hành phân tích báo cáo tài chính hiện cũng rất sơ sài, chủ yếu do  các nhân viên cấp nhỏ thực hiện, mà không phải các cấp quản lý hay kế toán trưởng hay có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo tài chính của các DN Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn khác, có thể gây ra tác động làm sai lệch kết quả phân tích:

Một là, lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính, khiến cho việc tính toán và phân tích của kế toán trưởng trở nên sai lệch. Chẳng hạn, trong những năm qua dù kinh tế vĩ mô nước ta ổn định, song lạm phát vẫn rất khó dự báo và thường ở mức cao. Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát có thể sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau, sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.

Hai là, phân tích báo cáo tài chính DN Việt Nam gặp một trở ngại lớn là kế toán trưởng hay các nhà quản lý không có các dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này, làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính công ty. Ngoài ra, các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn, vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường, nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường, nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho, sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, có nhiều công ty quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành rất khác nhau, cho nên khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại các công ty này. Do đó, phân tích báo cáo tài chính thường có ý nghĩa nhất trong các công ty nhỏ và không có hoạt động đa ngành.

Ba là, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay, nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ. Trừ khi, chỉ số này đóng một vai trò quan trọng với ngân hàng và chủ nợ nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, trên góc độ nhà đầu tư và các cổ đông, chỉ số mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu là rất đáng quan tâm, khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, do báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, trong khi thực tế không phải tất cả các khoản lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông (do công ty phải trích lập một số quỹ khác), vì vậy, chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông và nhà đầu tư.

Bốn là, dù đã có nhiều nỗ lực song mức độ tin cậy của số liệu trên báo cáo tài chính không cao. Phân tích báo cáo tài chính tại các DN Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý và kế toán trưởng trong nội bộ công ty, mà chủ yếu lại do ngân hàng hay công ty chứng khoán (tức là các đối tác bên ngoài DN) thực hiện. Bên cạnh đó, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, thì kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính DN thông qua phân tích báo cáo tài chính thường chỉ có giá trị tham khảo, hơn là phản ánh đúng thực trạng. Nói cách khác, để phục vụ tốt nhu cầu quản trị DN, thì cần phải kết hợp thêm nhiều loại báo cáo nữa.

Tham khảo bài viết gốc:

http://danketoan.com/threads/phan-tich-bctc-nhung-han-che-va-thach-thuc-doi-voi-ke-toan-truong.247051/

Có thể thấy chuyên môn của một kế toán trưởng ngày càng mở rộng qua mọi lĩnh vực, tiến xa hơn chức vụ kế toán trưởng la giám đốc tài chính (CFO). Vậy sao các bạn chưa tạ ra cho bản thân mình nhiều cơ hội để thăng tiến trong tương lai với các khóa học của CleverCFO tại link sau:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác nhé:

Phạm vi phân tích báo cáo tài chính mà kế toán trưởng cần nắm rõ

Kế toán trưởng cần quản lý chi phí trong doanh nghiệp như thế nào?

Kế toán trưởng cần quản lý chi phí và Kiểm soát chi phí như thế nào?

Lợi nhuận giữ lại – chiến lược khôn ngoan của kế toán trưởng

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247  để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Leave a Comment