Kế toán trưởng là vị trí như thế nào? (P1)
Trong bất kỳ Doanh nghiệp nào, kinh doanh là người làm ra tiền, kế toán là người giữ tiền. Nếu chỉ làm ra tiền mà không giữ được tiền thì khác gì ghi được bàn nhưng vẫn về tay trắng, thua vẫn hoàn thua. Thật vậy, nếu ví kinh doanh như hàng công, thì quản trị tài chính và kiểm soát nội bộ như hàng thủ! Đừng để thất thủ! Là kế toán trưởng đúng nghĩa, bạn phải luôn thấm nhuần chân lý đó.
1. Chức năng Phòng kế toán
Vị trí kế toán trưởng giữ một vai trò quan trọng và chủ chốt trong các doanh nghiệp và cũng là vị trí mà rất nhiều bạn kế toán mơ ước và phấn đấu. Bạn dễ dàng nhận thấy rất nhiều cấp độ kế toán trưởng trong các Doanh nghiệp hiện nay, tôi xin phép được nêu 1 số cấp bậc điển hình như sau:
- Kế toán trưởng cấp 1: là người có khả năng phát hiện và đưa ra quy trình kiểm soát phòng ngừa rủi ro, tối ưu thuế cho Doanh nghiệp.
- Kế toán trưởng cấp 2: ngoài khả năng kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro, ở cấp độ này có khả năng hoạch định kế hoạch tài chính kinh doanh và dòng tiền.
- Kế toán trưởng cấp cao: ngoài khả năng phân tích, lập kế hoạch tài chính, vận hành dòng tiền, vị trí này có am hiểu sâu rộng về biến động thị trường, kinh tế vĩ mô, chiến sỹ chống lãng phí, bậc thầy về đo lường, kiến trúc sư về quản trị linh hoạt, nhà phân tích và tư vấn.
Vậy, bạn thử nghĩ xem bạn đang ở cấp độ kế toán trưởng nào? Tại sao cũng cùng chức danh kế toán trưởng nhưng có người thì chỉ ở mức lương 10 triệu đồng/tháng, có người hàng nghìn đô? Để đạt được mức lương hàng nghìn đô như mơ ước thì bạn cần đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ gì? Bạn có vai trò như thế nào với DN của mình và bạn cần hội tụ những kỹ năng gì? Hãy xuất phát từ cái gốc là chức năng của phòng tài chính kế toán và hiểu rõ khái niệm chức năng, nhiệm vụ, vai trò là gì? Những khái niệm tưởng như đơn giản nhưng tôi tin rằng không phải ai cũng hiểu rõ đâu nhé!
-
- Chức năng của phòng ban: là một nhóm hoạt động, công việc chủ yếu mà bộ phận phải đảm trách và có khả năng thực hiện.
- Nhiệm vụ: được phân rã từ chức năng, cụ thể những công việc phải làm để thực hiện chức năng đó.
- Trách nhiệm: với nhiệm vụ trên, bạn phải trả về kết quả gì? Những gì bạn phải tuân thủ?
- Quyền hạn: với kết quả đó, bạn cần quyền gì, cần quyết định gì để hoàn thành chức năng?
- Vai trò: thể hiện sự đóng góp, thúc đẩy của trưởng bộ phận để hoàn thành các chức năng của phòng.
2. Chức năng của Kế toán trưởng
Chức năng của Kế toán trưởng – Mảng tài chính
Từng kinh qua vị trí kế toán trưởng hơn 10 năm và cùng đúc kết kinh nghiệm từ các chuyên gia tư vấn, tôi tin rằng, nếu bạn thực hiện đúng và đủ ít nhất 5 chức năng dưới đây thì bạn sẵn sàng từ chối đảm nhận vị trí kế toán trưởng với mức lương dưới 1500 $. Tin tôi đi! Và nếu bạn chưa hội tụ đủ 5 chức năng dưới đây thì hãy học ngay nhé!
Kế toán trưởng đúng nghĩa phải là cầu nối giữa tài chính và kế toán!
Các chức năng mảng tài chính được hiểu như này nhé: Sau có định mức, hạn mức, có kế hoạch dòng tiền có nghĩa là thứ nhất, tất cả chi phí phải trong định mức, có kế hoạch, thứ hai là mọi khoản chi tiêu phải có kế hoạch. Khi bạn ký, bạn phải kiểm tra khoản đó có trong kế hoạch không, nằm trong định mức, hạn mức hay không? Đó mới là chất lượng của kế toán trưởng, của người quản lý doanh thu chi phí và hạch toán. Bạn đừng nghĩ đơn giản kế toán trưởng chỉ cần kinh nghiệm ghi sổ, ghim kẹp chứng từ thôi đâu. Đó chỉ là công việc của người làm thợ, của kế toán viên. Hiện nay, các Doanh nghiệp đưa ra KPI 100% nghiệp vụ phải được hạch toán đúng, tôi nghĩ đó là sai lầm vì biết thế nào là hạch toán đúng?
-
- Ở chức năng thứ 1: Bạn cần vận hành dòng tiền để công ty không lâm vào tình trạng mất cán cân thanh toán vì bạn là khâu cuối cùng để tiền đi về mà bạn không chặn khi nó đi ngoài luồng thì vai trò của bạn làm gì còn? Khi bạn ký chứng từ, bạn biết lúc nào cần stop, biết khoản nào không được cho đi? Lúc ấy, vai trò của bạn mới được phát huy. Hãy luôn đặt ra câu hỏi chúng ta làm thế nào để quản trị chi phí?
- Ở Chức năng thứ 2: Bạn phải quản cho được kết cấu chi phí, tỉ lệ chi phí và định mức chi phí để giữ cho bằng được tỉ suất lợi nhuận sau thuế.
Chức năng của Kế toán trưởng – Mảng kế toán
Với các chức năng thuộc mảng kế toán thì ở góc độ quản lý, một kế toán trưởng thực thụ sẽ tham mưu và định hướng xây dựng thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính cho doanh nghiệp của họ như sau:
-
- Soạn thảo và ban hành quy chuẩn hạch toán nghiệp vụ đặc thù hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo tính ổn định, không bị xáo trộn khi nhân sự thay đổi.
- Soạn thảo quy chế tài chính – thương mại; ban hành các định mức và tiêu chuẩn ghi nhận số liệu tài chính – kế toán kèm theo biểu mẫu áp dụng.
- Xây dựng mẫu kế hoạch tài chính, triển khai lập kế hoạch ngân sách và kiểm soát dòng tiền. Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch thuế trong quá trình hạch toán sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động về cán cân thanh toán/khất nợ chủ động/Đòi nợ chủ động.
- Thiết kế hệ thống báo cáo quản trị & phân tích tài chính, kiểm tra sức khỏe tài chính với khoảng 6 KPIs quan trọng.
Nhiều công ty làm ISO rồi, có hệ thống kiểm soát nội bộ rồi nhưng biểu mẫu nhân sự đưa ra không phù hợp với tài chính, kinh doanh đưa ra quy chế thưởng nhưng lại không có sự tham gia của kế toán, không đủ hồ sơ. Kinh doanh ký đơn hàng bằng mọi giá !Phiếu giao hàng, giãn tiến độ thanh toán, đổi trả hóa đơn thì kinh doanh có xu hướng dễ với khách hàng, đến khâu của kế toán thì kế toán không làm được. Đó là lỗi của kế toán trưởng, lỗi không gắn kết và truyền thông cho các phòng ban hiểu được, đừng bao giờ để các bộ phận khác ngồi ngoài cuộc. Khi các bộ phận khác xây dựng quy chế, kế toán phải tham gia để hệ thống quy chuẩn hỗ trợ nhau. Điều đó dẫn đến kết luận, Quản lý tài chính không chỉ việc riêng của kế toán, nó cần hỗ trợ về hồ sơ, tiến trình thực hiện, kỷ luật tài chính. Bạn là người cầm cân, muốn cân được phải có kế hoạch tài chính dòng tiền, định mức, thống nhất phương thức nghiệm thu công việc với các bộ phận.
Chỉ có như vậy, kế toán trưởng mới được nhìn nhận và coi trọng từ phía lãnh đạo!
Ngày nay, vai trò của kế toán trưởng càng được nâng cao. Trước khi trở thành một kế toán trưởng thực thụ, bạn hãy tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của mình bằng cách tahm gia khóa học “Đào tạo kế toán trưởng thực hành“ của CleverCFO ngay bây giờ nhé. Tham khảo chi tiết khóa học tại:
Xem thêm các bài viết khác nhé:
Kế toán trưởng làm gì? Mô tả công việc của kế toán trưởng
7 tố chất để trở thành một kế toán trưởng thực thụ
Những ngộ nhận về kế toán trưởng
Công việc đầy đủ của một kế toán trưởng
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914400247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.