Hợp nhất báo cáo tài chính và những điều kế toán trưởng cần biết

Nội dung bài không nhắc đến lý thuyết mà nhấn mạnh đến những vấn đề thực tế kế toán trưởng thường gặp phải trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Chắc hẳn các bạn kế toán trưởng đã học nhiều kiến thức về chủ đề hợp nhất báo cáo tài chính. Như các bạn đã biết, một nội dung quan trọng khi lập báo cáo tài chính hợp nhất là loại trừ giao dịch nội bộ. Giao dịch nội bộ phổ biến là bán hàng từ công ty mẹ sang công ty con hoặc ngược lại. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng nội bộ đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ hoàn toàn.

Theo đó:
[Lãi/lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ] = [Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ] – [Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán]

Công thức nêu trên được áp dụng trong trường hợp kế toán biết rõ hàng bán nội bộ còn tồn trong kho của bên mua vào thời điểm cuối kỳ hay không. Nếu bên mua vừa mua nội bộ, vừa mua bên ngoài cùng một mặt hàng và thủ kho bên mua không thể xác định hàng tồn kho cuối kỳ thuộc về bên bán nội bộ hay bên bán thứ ba thì kế toán sẽ giải quyết thế nào?

Minh họa tình huống: Trong kỳ Công ty Con mua 20 sản phẩm A từ Công ty Mẹ và 100 sản phẩm A từ nhà cung cấp bên ngoài. Công ty Con đã bán 40 sản phẩm A cho khách hàng bên ngoài. Giá vốn của Công ty Mẹ là $150/sản phẩm; giá mua nội bộ của Công ty Con là $200/sản phẩm. Như vậy phần lãi từ nghiệp vụ bán nội bộ là:

($200 – $150) * 20 sản phẩm = $1,000.

Việc xác định Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng xuất kho của Công ty Con. Nội dung bài viết này đề cập đến hai phương pháp phổ biến là: (i) Nhập trước – Xuất trước và (ii) Bình quân gia quyền.

Trường hợp Công ty Con dùng phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước và thực hiện theo trình tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. Như vậy, kế toán sẽ nắm rõ 20 sản phẩm A mua từ Công ty Mẹ đã xuất bao nhiêu và số lượng còn tồn tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Giả sử trong 20 sản phẩm A này còn tồn 5 sản phẩm tại thời điểm cuối kỳ. Phần lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ = ($200 – $150) * 5 sản phẩm = $250. Phần lãi chưa thực hiện này sẽ được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Trường hợp Công ty Con dùng phương pháp Bình quân gia quyền

Kế toán có thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ hay phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Thực tế phần mềm kế toán không thể đáp ứng việc xử lý dữ liệu nếu phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập được áp dụng. Vì vậy, kế toán thường áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cho mỗi tháng để phục vụ việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để người đọc tiện theo dõi, giả sử những nghiệp vụ phát sinh rơi đúng vào 1 tháng và những tháng còn lại không phát sinh nghiệp vụ khác. Như vậy kế toán xem như 20 sản phẩm A mua nội bộ đã bán ra ngoài theo tỷ lệ: 40 / (100 + 20) = 1/3. Số sản phẩm A mua nội bộ đã bán ra ngoài là: 20 * 1/3 = 6.67 sản phẩm, làm tròn là 7 sản phẩm. Số sản phẩm A mua nội bộ còn tồn cuối kỳ là 13 sản phẩm.

Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ = ($200 – $150) * 13 sản phẩm = $650 và phần lãi chưa thực hiện này sẽ được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Khi các bạn kế toán trưởng làm hợp nhất báo cáo tài chính, thực tế sẽ phát sinh nhiều vấn đề không có trong lý thuyết. Còn rất nhiều những vấn đề cần chú ý nhưng ở nội dung bài viết này, người viết chỉ tập trung vào nghiệp vụ bán hàng nội bộ. Những nghiệp vụ bán nội bộ khác (ví dụ bán tài sản cố định) sẽ được trình bày ở những bài viết tiếp theo.

Hợp nhất báo cáo tài chính là một kỹ năng không thể thiếu đối với các bạn kế toán trưởng thời nay, đặc biệt khi các bạn kế toán trưởng làm việc trong các tập đoàn lớn thì càng nhiều giao dịch nội bộ và càng khó khăn trong việc hợp nhất. Do đó, nếu các bạn có dự định làm kế toán trưởng trong tương lai, ngay bây giờ các bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học ” Kế toán trưởng ” của CleverCFO để bổ sung cho mình những kiến thức bổ ích nhé.

Tham khảo khóa học tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm các bài viết khác:

Những điều không thể bỏ qua khi kế toán trưởng nhận công việc mới

Những công việc mà một người kế toán trưởng thường phải làm

Khóa học kế toán trưởng và những điều cần biết

Làm sao để trở thành kế toán trưởng mà doanh nghiệp nào cũng săn đón?

Làm kế toán trưởng chuyên nghiệp – đâu có gì khó!

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Tham khảo

Leave a Comment