Chủ doanh nghiệp tư nhân có được kiêm kế toán trưởng không?

Để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, một số chủ doanh nghiệp đảm nhận luôn cả chức vụ kế toán trưởng tại doanh nghiệp đó. Tuy nhiên theo quy định pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể đồng thời làm kế toán trưởng/người phụ trách kế toán hay không? Bài viết hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này cho các ban. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:

“Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Bên cạnh đó luật cũng quy định người quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:

“Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.

Điều kiện làm kế toán trưởng được quy định tại Điều 54 Luật Kế toán năm 2015 như sau:

“Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán”.

Căn cứ vào những quy định nêu trên, luật không có quy định về việc chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là kế toán trưởng của doanh nghiệp tư nhân. Do đó bạn vẫn được quyền nhân danh kế toán trưởng báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp. Nhưng thực tiễn hoạt động về thuế có liên quan đến kế toán trưởng thì bạn sẽ không được chấp nhận đồng thời là kế toán trưởng của doanh nghiệp, không đăng ký được tài khoản ngân hàng, kê khai thuế, … nếu không có sự tách bạch giữa chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng.

Cơ hội nghề nghiệp của kế toán trưởng ngày càng mở rộng khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, các công ty ngày lớn mạnh. Hãy đăng kí tham gia ngay khóa học đào tạo kế toán trưởng của CleverCFO để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như mở rộng con đường sự nghiệp của mình nhé.

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm các bài viết khác nhé:

Yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Doanh nghiệp không có kế toán trưởng có bị phạt hay không ?

Doanh nghiệp nhỏ bắt buộc phải có kế toán trưởng không?

Có được bổ nhiệm người nước ngoài làm kế toán trưởng?

Nên học kế toán trưởng ở đâu?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 hoặc 032.700.2633 để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Tham khảo

Leave a Comment