Kế toán trưởng cần làm gì để Lập kế hoạch Thuế – Tối ưu Thuế trong khuôn khổ của pháp luật

Lâu nay trong quan niệm của các doanh nghiệp và kế toán trưởng là chỉ muốn làm sao đó cho phải đóng thuế càng ít càng tốt vì thuế là một khoản chi của bạn và hiển nhiên làm túi tiền của bạn vơi đi.

Muốn là vậy, nhưng làm thế nào? Ngày ngày đài báo vẫn thường xuyên đưa tin ông A, bà B phạm tội, bị bắt, bị kết án vì trốn lậu thuế. Bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào phải đóng thuế ít mà vẫn không vi phạm pháp luật.
Có ba thuật ngữ mà ranh giới của chúng cũng không thực sự rõ ràng ‘Trốn thuế”, “tránh thuế” và “lập kế hoạch thuế”, và nếu vận dụng không tốt có thể khiến ta mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật lại thành ra có tội.

Trốn thuế đó là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính là (1) giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu (2) tạo ra thông tin không có thật ví dụ như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án.

Tránh thuế khó định nghĩa hơn một chút. Ở một khía cạnh nào đó, đó là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế ví dụ việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch. Ở đây chúng ta phải rất thận trọng vì nếu sa sẩy một bước chân có thể từ tránh thuế hợp pháp sang trốn thuế bất hợp pháp.

Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá chứ không phải là giảm thiểu. Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc giảm thu nhập. Tối ưu hoá thuế, có nghĩa là làm sao đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc gia tăng các chi phí khác. Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.

Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp.

Tối ưu hóa chi phí thuế để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận được doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ngày một quan tâm. Việc có cách hiểu đúng từ cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ tạo ra những hành động tích cực, từ đó, trợ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí một cách hiệu quả, đồng thời thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển theo đúng chủ trương, chính sách mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Một từ viết tắt được sử dụng nhiều trong lập kế hoạch thuế là SAVANT (SAVANT có nghĩa là người có học vấn rộng) được ghép của các từ S (strategy – chiến lược), A (Anticipation – dự báo), V (Value-Adding – gia tăng giá trị), N (Negotiating – đàm phán) và T (Transforming – chuyển hoá). Để gia tăng giá trị cho mỗi giao dịch, người ra quyết định hay kế toán trưởng cần phải luôn luôn xác định đúng theo chiến lược của doanh nghiệp, ước tính các tác động có thể về ảnh hưởng của thuế qua thời gian đối với tất cả các bên liên quan đến giao dịch. Việc gia tăng giá trị thực hiện được bằng cách đàm phán được các lựa chọn về thuế tối ưu nhất, đồng nghĩa với việc chuyển hoá giao dịch sang dạng thức khác có lợi nhất về thuế trong mối quan hệ tổng hoà với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp/cá nhân.

Chiến lược thuế được dựa trên cơ sở vận dụng (1) giá trị thời gian của tiền tức là việc đóng thuế sớm hay muộn và (2) chênh lệch giá trị tính thuế tức là thu nhập chịu thuế nhiều hay ít và (3) chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau, thuế suất tại các nước khác nhau là khác nhau

Có bốn phương thức thường được kế toán trưởng vận dụng trong lập kế hoạch thuế (1) tạo mới (2) chuyển đổi (3) thời gian (4) chia tách.

Để hiểu rõ hơn về bốn phương thức này, chúng ta hãy cùng sử dụng các luật thuế hiện hành để phân tích và lấy ví dụ

– Phương thức 1: Tạo mới là việc kế toán trưởng tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp

– Phương thức 2: Chuyển đổi là việc kế toán trưởng thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi

– Phương thức 3: Thời gian là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.

– Phương thức 4: Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.

Dù bạn đang là Kế toán trưởng làm công ăn lương của một công ty đa quốc gia, hay bạn đang tự vận hành doanh nghiệp của mình, hoặc như bạn đang làm tư vấn hoặc tham gia các loại hình kinh doanh khác, bạn có thực sự muốn rằng tự mình kiểm soát được chi phí thuế của mình trong vòng an toàn của pháp luật hay không???

Đây là quãng thời gian tốt nhất để trau dồi kiến thức phát triển tương lai sự nghiệp. Hãy nhanh tay đăng ký khóa học “Kế toán trưởng” của CleverCFO để tích lũy cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến pháp luật – thuế được đạy bởi giảng viên có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các DN với doanh số hơn 1000 tỷ nhé. Có rất nhiều ưu đãi cho các bạn đăng ký sớm. Tham khảo khóa học chi tiết tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm một số bài viết liên quan khác như:

Kế toán trưởng cần quản lý chi phí trong doanh nghiệp như thế nào?

Lợi nhuận giữ lại – chiến lược khôn ngoan của kế toán trưởng

Kinh nghiệm quyết toán thuế đối với kế toán trưởng

Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ cho đợt kiểm tra – quyết toán thuế của kế toán trưởng

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên)  để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Leave a Comment