Những thắc mắc xoay quanh kế toán trưởng
Theo quy định của Luật kế toán, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng. Vị trí của Kế toán trưởng trong DN:
- Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
- Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện tương đương với tiêu chuẩn và điều kiện kế toán trưởng dưới đây.
Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn:
+Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1/Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
2/Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3/Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 trên đây còn có các quyền sau đây:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Nếu bạn đang có dự định trở thành kế toán trưởng trong tương lai, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia khóa học đào tạo kế toán trưởng của CleverCFO nhé. Tham khảo khóa học tại:
Xem thêm:
Những công việc mà một người kế toán trưởng thường phải làm
Các trường hợp không được làm kế toán trưởng của một doanh nghiệp
Một số nhận định sai lầm về kế toán trưởng
Kế toán trưởng – mục tiêu phát triển của mọi kế toán viên
Kế toán trưởng – bước đệm vững chắc cho vị trí giám đốc tài chính
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.
Nguồn: Tham khảo