7 bước để giữ chân kế toán trưởng giỏi

Sau khi bỏ thời gian, sự cố gắng và thậm chí là tiền bạc để tuyển dụng và đào tạo một kế toán trưởng giỏi, điều bạn cần làm chính là giữ chân được nhân tài đó. Lương, thưởng hay các gói lợi ích thường là những yếu tố hàng đầu các chủ lao động quan tâm tới. Tuy nhiên, những điều này chưa đủ. Vậy bạn còn cần thực sự quan tâm đến những điều gì?

Tầm quan trọng của việc giữ chân một kế toán trưởng giỏi

Khi bạn cần một kế toán trưởng mới, hãy nghĩ đến quá trình tuyển dụng, đào tạo và giữ chân họ. Đối với một vị trí cấp cao như kế toán trưởng, doanh nghiệp có thể cần tìm đến các dịch vụ tuyển dụng nhân sự. Những dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như cung cấp những ứng viên tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải trả phí dịch vụ.

Chưa kể đến, khi kế toán trưởng bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, họ sẽ chưa thể làm việc hết công suất, cũng chưa thể nắm bắt hết được các quy tắc, sổ sách kế toán, các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Họ cần được đào tạo và cần có thời gian để bắt nhịp. Khoảng thời gian này lâu hay nhanh tùy thuộc vào khả năng của ứng viên cũng như quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể kéo dài đến sáu tháng. Khi này, các doanh nghiệp có thể phải song song thuê ngoài kế toán trưởng để hỗ trợ công việc.

Tất cả những điều này sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản chi phí không nhỏ.

7 bước để giữ chân kế toán trưởng giỏi

Vì vậy, khi bạn đã có một kế toán trưởng giỏi, việc cần làm là giữ chân họ. Hãy tham khảo 7 bước sau đây.

1. Xây dựng mối quan hệ

Kế toán trưởng là người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh, thông qua những thông tin, phân tích họ cung cấp về tình hình kế toán, tài chính, thuế, nguồn vốn, nợ của doanh nghiệp. Họ làm việc trực tiếp với lãnh đạo, do đó, mối quan hệ này cần được cân bằng hợp lý.

Hãy học cách lắng nghe, trao đổi thẳng thắn, giao tiếp một cách tích cực. Một mối quan hệ bền vững nên được xây dựng trên cơ sở tin cậy và tôn trọng.

2. Đưa ra các gói lợi ích cạnh tranh

Tiền lương là một yếu tố quan trọng nhưng không phải tất cả những điều mà một kế toán trưởng muốn. Với khả năng phân tích, tính toán tài chính của mình, họ có thể mong muốn nhiều hơn thế. Các gói lợi ích như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, các gói tiết kiệm trọn đời,… có thể khiến họ cảm thấy được bảo đảm hơn khi làm việc cho doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể nghĩ đến những gói lợi ích nhỏ như đưa đón, ăn trưa, chỗ ở,… Ngoài ra, một cuộc nói chuyện thẳng thắn với một kế toán trưởng muốn rời vị trí cũng có thể cho bạn một số ý kiến có ích.

3. Tạo một môi trường làm việc mở và trung thực

Một môi trường làm việc tốt sẽ dẫn tới một doanh nghiệp thành công. Việc của bạn là tạo ra một môi trường làm việc mở và lành mạnh. Theo dõi và đưa ra những phản hồi về công việc của kế toán trưởng: báo cáo kế toán họ thực hiện; dự báo nguồn tài chính họ đưa ra; cách họ quản lý bộ phận kế toán; cách họ xử lý các khoản công nợ với ngân hàng, chủ đầu tư;…

Ngoài ra, khi họ cần bạn, hãy luôn sẵn sàng đưa ra giúp đỡ. Bạn cũng hãy dành thời gian lắng nghe về những ý kiến, lời khuyên của họ về các chiến lược tài chính, các vấn đề kế toán. Khi có vấn đề xảy ra với doanh nghiệp, kế toán trưởng cũng cần được biết và hiểu về tình hình. Họ nắm rõ các thông tin về tài chính, kinh doanh, nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đó, họ có thể đưa ra những đóng góp hữu ích.

4. Khiến cho họ được là chính mình

Môi trường kinh doanh mà một kế toán trưởng giỏi muốn gắn bó là nơi họ có thể là chính mình trong khuôn khổ tuân thủ những quy định, quy tắc của doanh nghiệp và pháp luật về kế toán. Đây có lẽ cũng là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng đều muốn.

Tuy nhiên, ở vị trí kế toán trưởng – quản lý cao cấp của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn – một số quy tắc về trang phục, ngoại hình có thể được áp dụng.

Vậy hãy khiến cho họ được làm việc trong một môi trường tự do và tự chủ. Họ có thể thoải mái thể hiện khả năng sáng tạo và đổi mới trong phân tích, tính toán và đưa ra dự báo. Đôi khi, một số lời khuyên về tài chính họ đưa ra cho lãnh đạo doanh nghiệp có thể là những điều tưởng chừng như vô lý và mâu thuẫn với ý kiến chung. Khi này, bạn cần bình tĩnh suy xét để tránh việc họ từ chối đưa ra lời khuyên trong những tình huống tương tự sau này.

5. Làm cho họ cảm thấy được ghi nhận

Kế toán trưởng là một trong những nhân sự thực hiện những nhiệm vụ quan trọng và phức tạp nhất trong doanh nghiệp, liên quan đến tài chính, sổ sách kế toán và hoạt động kinh doanh. Do vậy, họ cũng là một trong những người mong muốn được ghi nhận, được cổ vũ nhất.

Bạn có thể đưa ra lời cảm ơn, lời khen ngợi, hoặc biểu dương thành tích, sự cố gắng của họ trong các cuộc họp. Các phần tiền thưởng, các món quà, thưởng cổ phần thậm chí mang lại hiệu quả cao hơn. Bạn cần khiến họ thấy được những nỗ lực của họ có thể đóng góp cho doanh nghiệp và có thể mang lại lợi ích cho bản thân họ.

6. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp

Mỗi người đều có những mục tiêu nghề nghiệp riêng. Với kế toán trưởng, khi đã đạt được vị trí cấp cao quan trọng này, họ chắc hẳn là người biết cách đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đã đặt ra. Vậy mục tiêu tiếp theo của họ là gì?

Là chủ doanh nghiệp, đừng chỉ tập trung vào những mục tiêu có lợi cho doanh nghiệp, bạn cũng cần quan tâm đến mục tiêu phát triển của nhân viên.

Bạn có thể thảo luận thẳng thắn với họ để tìm hiểu, từ đó đưa ra các cơ hội để họ rèn luyện, tích lũy và phát triển. Hãy đảm bảo rằng họ biết tới những cơ hội này.

Một số các chứng chỉ kế toán, kiểm toán, các khóa học nghiệp vụ kế toán, các chương trình học nâng cao về quản trị kinh doanh có thể tốn kém chi phí. Khi này, doanh nghiệp có thể đưa ra những gói hỗ trợ phù hợp.

7. Sếp tốt – nhân viên tốt

Có một thực tế rằng, nhiều kế toán trưởng bỏ việc vì không hài lòng với quản lý – hơn là với công việc. Do vậy, kế hoạch giữ chân nhân tài sẽ bao gồm phát triển những quản lý tốt. Một quản lý tốt không nhất thiết phải là một người có khả năng làm việc tốt nhất. Đầu tiên, họ là một lãnh đạo. Sau đó, họ mới là một người lao động.

Một số lý do khiến các kế toán trưởng rời vị trí bao gồm:

  • Thiếu rõ ràng về kỳ vọng trong công việc
  • Thiếu rõ ràng về việc nâng lương hoặc mức thu nhập tiềm năng
  • Thiếu đánh giá hiệu quả công việc
  • Thiếu rõ ràng về sắp xếp lịch họp

Một lãnh đạo có khả năng, làm việc công bằng, biết quan tâm, biết tôn trọng có thể khiến các kế toán trưởng giỏi muốn ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. Hơn nữa, một kế toán trưởng có thể muốn đi lên vị trí giám đốc tài chính (CFO). Nếu lãnh đạo có thể bồi dưỡng kế toán trưởng cho vị trí này, đây cũng là một cách giữ chân nhân tài.

Còn một điều bạn nên lưu ý: hãy đảm bảo rằng mọi lãnh đạo đều biết ai là kế toán trưởng của doanh nghiệp. Ngay cả đến lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp cũng cần gặp gỡ các nhân viên cấp dưới để tìm hiểu về khả năng, kỹ năng của họ. Việc được nhận diện có thể gia tăng lòng trung thành cũng như mong muốn gắn bó.

Cơ hội việc làm vị trí kế toán trưởng ngày càng mở rộng, tuy nhiên ứng viên cũng cần trang bị cho mình những yếu tố giúp thăng tiến nhanh hơn. Các bạn có thể tham khảo khóa đào tạo kế toán trưởng của CleverCFO, với chương trình thiết kế mang tính thực tế cao, bộ tài liệu tặng giúp bạn áp dụng ngay vào công việc ở các công ty có doanh số từ 300 tỷ và đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, từng nắm giữ các vị trí quản lý ở các công ty – tập đoàn có doanh số hơn 1000 tỷ đồng/ năm tại:

https://ketoantruong.vn/ke-toan-truong/

Tham khảo các bài viết liên quan nhé:

5 bước hiệu quả để tuyển dụng một kế toán trưởng giỏi

Cần chuẩn bị những gì để đảm nhiệm vai trò kế toán trưởng của một DN

9 phẩm chất mà kế toán trưởng giỏi nào cũng có

Giải đáp thắc mắc xoay quanh nghề Kế toán trưởng

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) hoặc 032.700.2633 (Ms.Qúy) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Theo HRchannels

Leave a Comment