Một số sai phạm khi quản lý các khoản vay thường gặp của kế toán trưởng

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nợ vay để tăng nguồn vốn của mình phục vụ cho các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý các khoản nợ vay tốt chính là một trong những phương pháp quản trị dòng tiền hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong bộ máy kế toán, không ai có thể hiểu tình hình tài chính cũng như nhu cầu sản xuất của DN hơn kế toán trưởng. Việc sử dụng vốn vay cũng sẽ có các rủi ro nhất định. Vốn vay sẽ làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi doanh nghiệp làm ăn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay và hoàn trả vốn gốc. Là người thường xuyên đứng ra thực hiện vay nợ cho doanh nghiệp, kế toán trưởng cần phải quản lý các khoản vay của DN như thế nào để giảm thiểu các rủi ro xảy ra và hỗ trợ đưa ra các chính sách vay vốn thích hợp cho DN, các bạn hãy tham khảo bài viết này để quản lý các sai phạm cho DN mình nhé.

Vay ngắn hạn, vay dài hạn

– Không theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn lại phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay, từng mục đích vay.
– Chính sách và phương pháp kế toán áp dụng cho khoản mục vay không hợp lý và nhất quán. Không tính toán tiền lãi vay mà hạch toán trên cơ sở thông báo của ngân hàng.
– Chứng từ gốc vay và chứng từ thanh toán không đầy đủ và hợp lệ. Khi vay không đầy đủ phiếu thu, giấy báo Có NH hoặc chứng từ thanh toán, khi thanh toán không có phiếu chi hoặc giấy báo Nợ NH hoặc những chứng từ này thiếu các yếu tố và chữ kí của những người có liên quan. Khế ước vay không ghi rõ thời hạn trả nợ.
– Chênh lệch khế ước nhận nợ với chứng từ thu tiền, nhận hàng hóa, tài sản hay các nghiệp vụ trả lãi, trả nợ gốc với chứng từ thanh toán, chi tiền.
– Công tác lưu trữ hồ sơ vay chưa hợp lí.
– Hạch toán không đầy đủ và không chính xác lãi tiền vay phải trả trong năm theo hợp đồng vay vốn và khế ước nhận nợ.
– Hạch toán vào chi phí vượt quá số tiền lãi vay phải trả thực tế trong năm.
– Hạch toán tiền lãi vay vào các đối tượng chi phí chưa đúng quy định: hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà không phản ánh vào chi phí tài chính.
– Phân loại sai các khoản vay ngắn hạn sang vay dài hạn và ngược lại.
– Quản lý và hạch toán tiền vay và tiền lãi vay chưa phù hợp: hạch toán lãi tiền vay vào chi phí XDCB hoặc tăng nguyên giá TSCĐ mà không hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
– Ghi chép số liệu vay ngắn hạn, dài hạn chưa đầy đủ so với số thực tế phát sinh. Chưa hạch toán giảm tiền vay được xóa nợ.
– Hạch toán lãi vay của đơn vị ngoài hoặc cán bộ công nhân viên vượt quá 1,2 lần lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay.
– Chưa hạch toán hoặc hạch toán chưa đúng các khoản vay dài hạn nếu đến hạn trả sang nợ dài hạn đến hạn trả theo quy định tại 31/12 theo như kế hoạch trả nợ được ghi trong hợp đồng vay dài hạn.
– Chưa kí hợp đồng vay vốn với cán bộ công nhân viên và chưa có bản đối chiếu khoản vốn vay của cán bộ công nhân viên.
– Sử dụng vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng vay.
– Khả năng thanh toán các khoản vay của đơn vị thấp, đơn vị thường xuyên phải đảo nợ để thanh toán nợ vay đến hạn.
– Nhầm lẫn giữa chi phí đi vay được vốn hóa và không được vốn hóa.
– Chưa đánh giá lại số dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên NH tại thời điểm lập BCTC hoặc không theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối năm.
– Chưa đối chiếu số dư các khoản vay tại thời điểm 31/12. Số đối chiếu và số sổ sách có chênh lệch do chưa hạch toán lãi vay chưa trả được vào gốc vay.
– Chưa tiến hành phân loại các khoản vay theo tuổi vay.
– Những khoản nợ dài hạn được khoanh nợ nhưng chưa có đủ hồ sơ theo quy định. Đối với những khoản nợ đã quá hạn, Công ty chưa có kế hoạch trả nợ hoặc xin gia hạn bổ sung.
– Không theo dõi chi tiết nguyên tệ riêng những khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ.
– Số liệu trên BCTC, sổ tổng hợp và sổ chi tiết không khớp nhau.
– Trình bày không đúng đắn trên BCTC. Không thực hiện đúng nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn.

Trên đây là một số các sai phạm kế toán trưởng thường gặp khi quản lý các khoản vay của DN. Mỗi khi kết thúc kỳ kế toán, kế toán trưởng cần thực hiện rà soát các sai phạm trên để goảm thiểu rủi ro của DN mình xuống mức thấp nhất có thể, đặc biệt là trước khi quyết toán thuế.

Kỹ năng và kinh kiệm quyết toán thuế là điều không thể thiếu đối với các bạn kế toán trưởng bởi vì kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán chịu trách nhiệm về các con số cũng như giấy tờ và thủ tục liên quan.

Dó đó, các bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học kế toán trưởng thực hành của CleverCFO ngay để nâng cao kiến thức chuyên môn của mình nhé. Tham khảo khóa học tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm các bài viết khác liên quan như:

Các sai phạm về quản lý tài sản cố định mà kế toán trưởng thường gặp

Các sai phạm về quản lý các khoản phải thu mà kế toán trưởng hay gặp

Các sai phạm về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà kế toán trưởng hay gặp

Các sai phạm về quản lý TK 156-Hàng tồn kho mà kế toán trưởng hay gặp

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Leave a Comment