25 câu hỏi phỏng vấn giúp bạn tự tin đậu kế toán trưởng (P2)
Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động kế toán và thuế của doanh nghiệp. Tùy theo quy mô doanh nghiệp, kế toán trưởng có thể đứng đầu bộ phận kế toán hoặc một nhóm các kế toán viên. Kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý hoạt động kế toán, giải quyết các công việc liên quan tới quyết toán, kiểm kê sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính cũng như phân tích và dự báo nguồn ngân sách.
Đối với một vị trí quan trọng như kế toán trưởng, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi khó khăn nhất nhằm đảm bảo ứng viên được chọn là người phù hợp nhất. Các bạn hãy tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng sau đây nhé.
Câu 15: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Kế toán trưởng là người cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng làm việc. Do đó, bạn nêu những điểm mạnh liên quan đến các kỹ năng mà công ty đang yêu cầu đối với vị trí kế toán trưởng và những điểm yếu mà ít liên quan đến công việc đang cần.
Câu 16: Bạn đã và đang làm kế toán trưởng tại công ty cũ được thời gian khá dài, vậy tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?
Câu này cũng tương tự như câu 14 bên trên nhưng nhấn mạnh ở chỗ vị trí cao nhất của phòng kế toán và thời gian công tác lâu năm nên nếu bạn có lý do gia đình thì nêu ra vì ít ai đi sâu hay phản bác về chuyện gia đình nếu vì lý do công việc thì bạn hãy trình bày rằng định hướng và mục tiêu của bản thân không còn phù hợp với công ty hiện tại nên sau nhiềm năm gắn bó bạn muốn tìm môi trường mới phù hợp hơn cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn (nhớ chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì và nó phải liên quan đến công việc đang ứng tuyển).
Câu 17: Làm sao để đảm bảo bạn hay nhân viên của bạn không có phạm sai lầm trong công việc?
Phạm sai lầm là chuyện thường tình của con người nhưng kế toán trưởng là liên quan đến tiền và pháp luật nên mục tiêu là phải zero mistake. Mình bật mí các bạn 1 bí kíp để hạn chế sai sót trong kế toán là luôn luôn tìm một mốc để đối chiếu số liệu, mốc đối chiếu có thể là số liệu phòng khác, sổ chi tiết-sổ cái, tháng trước, năm trước, tính toán bên ngoài….
Câu 18: Mục tiêu của bạn trong 5 năm tới
Không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển ứng viên không có kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng. Điều đó thể hiện bạn là người có mục tiêu nghề nghiệp, thật nguy hiểm khi bạn không biết chính mình muốn gì và thích gì. Nhà tuyển dụng muốn xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với những mục tiêu, chiến lược lâu dài hoặc nhu cầu nhân sự trước mắt của công ty hay không? Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn (1 – 2 năm): Tôi sẽ học lấy bằng MBA hoặc CPA, tổ chức bộ máy kế toán.
- Mục tiêu trung hạn (3 – 5 năm tới): Trở thành CFO hoặc chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – Kế toán.
- Mục tiêu dài hạn (5 – 10 năm tới): Trở thành giám đốc điều hành chi nhánh….
Câu 19: Bạn nghĩ bạn có thể hợp tác với chúng tôi trong bao lâu, nếu bạn được tuyển dụng vào vị trí kế toán trưởng?
Không nhất thiết phải trả lời chính xác khoảng thời gian, nếu không bạn sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ không làm việc lâu dài. Câu trả lời có thể là: Sở dĩ tôi được ứng cử vào vị trí này là ngay từ đầu tôi đã có hứng thú với nó. Tôi có đủ khả năng làm tốt được công việc trên vì tôi được đào tạo đúng chuyên ngành, có niềm đam mê và có thể bắt tay ngay vào việc. Hơn nữa nếu quý công ty luôn tạo điều kiện tốt cho công việc của tôi thì không có lý do gì tôi phải từ bỏ nó cả.
Câu 20: Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Đây chính là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm điểm khác biệt giữa bạn và những ứng viên tiềm năng khác. Một số gợi ý:
“Tôi có đầy đủ tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của vị trí mà quý công ty đang tuyển dụng”.
Bởi vì tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương tự.
Bời vì tôi thực sự tin rằng mình là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí quý công ty đang tuyển dụng, bởi ngoài khả năng đáp ứng công việc như những ứng viên khác, tôi còn có những điểm mạnh, đó là thái độ làm việc nghiêm túc, và nhiệt tình trong công việc.
Câu 21: Đồng nghiệp hay bạn bè đánh giá bạn là người như thế nào?
Bạn cần chuẩn bị một hoặc hai đoạn trích dẫn lời nhận xét, đánh giá từ đồng nghiệp, một bản trình bày cụ thể hoặc một đoạn diễn giải. Hãy diễn giải như thể đồng nghiệp của bạn đang trả lời phỏng vấn vậy. Gợi ý:
Tôi luôn được tôn trọng cao khi làm việc cùng những đồng nghiệp trẻ, và được nhận xét là một thành viên nhóm hài hước, biết cách tổ chức, sắp xếp công việc, hướng dẫn tận tâm cho những đồng nghiệp còn non kinh nghiệm và luôn được mọi người trong công ty tin tưởng.
Câu 22: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Hiểu biết về nhà tuyển dụng, sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi trả lời các câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra. Vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết các thông tin như: Lịch sử hình thành, sản phẩm thương hiệu, tầm nhìn, định hướng chiến lược hay cơ cấu tổ chức, thành tựu đạt được thông qua website của công ty. Gợi ý:
Theo tôi, đây là là một trong những công ty có môi trường làm việc tốt, đem lại môi trường làm việc phù hợp cho nhân viên, mang một tiềm năng phát triển lâu bền trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Công ty bạn là một tổ chức hội tụ đầy đủ các yếu tố như môi trường làm việc, các kỹ năng phát triển cho nhân viên.
Câu 23: Bạn mong muốn mức lương như thế nào?
Đây là một câu hỏi “bẫy”. Được xem như trò chơi mà bạn có thể thua cuộc nếu không chơi thông minh. Vì vậy, hãy đừng trả lời thẳng câu hỏi này. Thay vào đó, hãy hỏi thêm về quy mô, khối lượng của vị trí công việc này. Trong hầu hết các trường hợp, người phỏng vấn sẽ trả lời câu hỏi này của bạn. Có trường hợp thì tùy thuộc vào chi tiết từng vị trí công việc. Gợi ý:
Với tôi tiền lương là nhu cầu quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là tôi có thể mang lại hiệu quả gì trong công việc. Tôi luôn muốn cống hiến cho công việc trong một môi trường làm việc tốt.
Câu 23: Bạn có sẵn lòng làm ngoài giờ? (Một số gợi ý).
-Tôi là một người có trách nhiệm và tôi có kế hoạch rõ ràng, tôi làm theo kế hoạch một cách có hệ thống, vì thế cho dù tôi có bị chậm kế hoạch, tôi chắc chắn sẽ làm ngoài giờ và đảm bảo tôi sẽ hoàn thành kịp thời gian.
Câu 24: Bạn có thể làm việc theo nhóm?
Câu 25: Những vấn đề bạn gặp phải với người quản lý?
Ngoài ra, cả nhà cũng có thể tham khảo clip chia sẻ của thầy Trần Tuấn (trantuan.net) để có thêm các góc nhìn từ một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong nghề nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=r876GBNOCU4&app=desktop
https://www.youtube.com/watch?v=w4qtN-LOcVg
Tham khảo khóa học của CleverCFO theo đường link sau nhé:
Xem thêm các bài viết khác liên quan:
Những câu hỏi kinh điển giúp bạn tự tin khi phỏng vấn kế toán trưởng
27 câu hỏi phỏng vấn vị trí kế toán trưởng
20 câu hỏi phỏng vấn vị trí kế toán trưởng thường gặp
Một số bí quyết để trở thành Kế toán trưởng giỏi
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.