Cách đọc hiểu báo cáo tài chính của kế toán trưởng
Báo cáo tài chính là cụm từ khá quen thuộc trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp hiện nay, được ví như một thư ký thống kê lại tất cả những hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Theo đó, đọc và phân tích báo cáo tài chính là kỹ năng không thể thiếu trong của kế toán trưởng doanh nghiệp.
Với những người không chuyên, đọc báo cáo tài chính là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi cần phải biết mục đích làm gì. Lý do thường thấy là dùng để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số sau khi phân tích có ý nghĩa rất lớn đối với việc ra quyết định đầu tư, kinh doanh của kế toán trưởng, các nhà lãnh đạo DN. Thông qua những chỉ tiêu phân tích, nhà quản lý và kế toán trưởng có thể nhìn nhận, đánh giá được tình hình của doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp cũng như các quyết định đúng đắn.
Vậy làm thế nào kế toán trưởng nắm rõ các chỉ số tài chính, để phân tích nhanh nhất và bao quát nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra, thì cần phải nắm được cách đọc, phân tích nhanh các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính và báo cáo hoạt động…
Để hiểu được các chỉ số, mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau cần sử dụng những phương pháp, kỹ thuật áp dụng. Trong đó, kỹ thuật về phân tích nhanh và đọc các chỉ số là kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà phân tích và các đối tượng khác như: Kế toán, kiểm toán, ngân hàng… đặc biệt là các DN có quy mô lớn và đa dạng về ngành nghề kinh doanh.
Trước những yêu cầu về hiệu quả trong sử dụng các chỉ số tài chính, việc đọc và phân tích được tiến hành theo tuần tự từng bước như sau:
Bước 1: Ý kiến của kiểm toán viên
Ở bước này, nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua, trong khi đó để việc phân tích có hiệu quả thì số liệu sử dụng phải trung thực, hợp lý và khách quan. Vì thế, cần xem xét ý kiến của phía kiểm toán viên sau khi thực hiện kiểm toán. Nếu ý kiến của kiểm toán viên là chấp nhận toàn phần thì lúc đó số liệu mới được sử dụng trong phân tích tài chính đem lại hiệu quả cao nhất.
Bước này cũng cho thấy, việc phân tích sẽ thực hiện sau khi cuộc kiểm toán kết thúc; hoặc trường hợp doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán, vẫn có thể sử dụng báo cáo tài chính sau khi cơ quan thuế kiểm tra.
Bước 2: Đọc hiểu báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo tài chính rất quan trọng với doanh nghiệp, nó phản ánh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Sau khi phân tích các chỉ số về tài sản và nguồn vốn, người đọc báo cáo tài chính có thể hiểu được bản chất sự biến động của chỉ tiêu, hiểu về cơ cấu của từng chỉ tiêu, rủi ro về mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Vậy cách đọc báo cáo tài chính như sau:
– Liệt kê các khoản mục lớn trong tài sản – nguồn vốn.
– Tính toán tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản, nguồn vốn.
– Nhận xét về sự biến động lớn trong các khoản mục và tìm hiểu nguyên nhân.
– Đánh giá về sự mất cân đối tài chính thông qua vốn lưu động thuần.
Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nếu vốn lưu động thuần tiến dần về 0 và chuyển sang âm lớn thì khi đó, sự mất cân đối trong tài chính càng lớn và rủi ro càng cao.
Bước 3: Đọc hiểu báo cáo hoạt động
Báo cáo hoạt động chủ yếu phản ánh về tình hình kinh doanh, xác định phần lợi nhuận. Cho nên, ở nội dung này cần quan tâm đến quy mô của doanh nghiệp để xác định nếu DN có quy mô lớn thì việc đọc và hiểu cần thực hiện chi tiết từng hoạt động đặc biệt là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có 2 cách đọc hiểu đối với báo cáo này như sau:
Cách 1: Tách riêng doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Tính tỷ trọng từng doanh thu, chi phí trong tổng doanh thu, tổng chi phí; Nhận xét về chỉ tiêu đó.
Cách 2: Tính các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: ROS (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu), ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ); Tính các chỉ tiêu về hiệu quả từ yếu tố đầu vào: Hts, Htsnh, Htsdh…, nhận xét về các chỉ tiêu.
Có thể thấy chuyên môn của một kế toán trưởng ngày càng mở rộng qua mọi lĩnh vực, tiến xa hơn chức vụ kế toán trưởng la giám đốc tài chính (CFO). Vậy sao các bạn chưa tạ ra cho bản thân mình nhiều cơ hội để thăng tiến trong tương lai với các khóa học của CleverCFO tại link sau:
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác nhé:
Phân tích BCTC những hạn chế và thách thức đối với kế toán trưởng
Các rủi ro kế toán trưởng thường gặp trên BCTC ảnh hưởng đến thuế TNDN
Kế toán trưởng cần hiểu rõ thông điệp của báo cáo tài chính
Hợp nhất báo cáo tài chính và những điều kế toán trưởng cần biết
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.