Kế toán trưởng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác kế toán
Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những việc quan trọng của kế toán trưởng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.
Về lâu dài tổ chức kiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán mà trong đó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng kết hợp với kế toán trưởng. Hiện nay hệ thống kiểm toán chưa có những quy chế về nội dung và hình thức hoạt động cụ thể nên trước mắt vẫn tổ chức kiểm tra kế toán.
Sự cần thiết của công tác kiểm tra kế toán:
- Bảo vệ tài sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó thì kế toán trưởng cần phải tổ chức kiểm tra thường xuyên.
- Kế toán có chức năng kiểm tra là do phương pháp và trình tự ghi chép, phản ánh của nó. Việc ghi sổ kế toán một cách toàn diện, đầy đủ theo trình tự thời gian kết hợp với việc phân theo hệ thống, với công việc ghi sổ kép, công việc cân đối, đối chiếu lẫn nhau giữa các khâu nghiệp vụ ghi chép, giữa các tài liệu tổng hợp và chi tiết, giữa chứng từ sổ sách và báo cáo kế toán, giữa các bộ phận, chẳng những đã tạo nên sự kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động kinh tế tài chính, mà còn đảm bảo sự kiểm soát tính chính xác của bản thân công tác kế toán.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là những người thực hiện các công việc đó (kế toán trưởng, các nhân viên kế toán) có thực hiện đầy đủ và đúng đắn hay không, chính vì vậy mà phải kiểm tra kế toán.
Trong điều I của “Chế độ kiểm tra kế toán” ban hành theo Quyết định số 33/QĐ/TC/KT ghi rõ:
“Kiểm tra kế toán là xem xét, đối soát dựa trên chứng từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, phản ánh, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng”.
Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán:
- Kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực, rõ ràng. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán và kết quả công tác của bộ máy kế toán.
Thông qua việc kiểm tra của mà kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kỷ luật nộp thu, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính.
Yêu cầu của việc kiểm tra kế toán:
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Kế toán trưởng và các bọ phận liên quan cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra.
- Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ, thể lệ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành. Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục.
- Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra; những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chế độ kế toán và chính sách, chế độ kinh tế tài chính.
Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửa chữa những thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm tra kế toán.
Tổ chức công tác kế toán mục đích cuối cùng cũng chỉ là kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp. Để có thể nắm hết các vấn đề của DN cũng như các phương pháp giải quyết các vấn đề đó, là người đứng đầu bộ máy kế toán hoặc những bạn đang có dự định trở thành kế toán trưởng trong tương lai, hãy chọn và tham gia ngay khóa học “Kế toán trưởng” của CleverCFO ngay nhé.
Hơn 10 năm hoạt động, với hơn 5000 học viên tham dự các khóa đào tạo chuyên đề kế toán – tài chính. Chúng tôi tin khóa học này sẽ mang lại nhiều giá trị và kinh nghiệm cần thiết để bạn làm nghề “kế toán trưởng” chuyên nghiệp, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và thành công với nghề kế toán.
Tham khảo tại:
Xem thêm:
Những thắc mắc xoay quanh kế toán trưởng
Con đường thành công của kế toán trưởng
Yếu tố quan trọng để trở thành kế toán trưởng lương cao
Kế toán trưởng – mục tiêu phát triển của mọi kế toán viên
Có nên nâng cao kỹ năng bằng cách học kế toán trưởng không?
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.