4 nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính mà kế toán trưởng cần kiểm tra định kỳ
Vậy, làm thế nào để kế toán trưởng có thể phát hiện ra tình hình tài chính cũng như tăng trưởng thực sự diễn ra trong doanh nghiệp? Sức mạnh của các con số nằm ở đâu? Liệu bạn có biết được lợi nhuận thuần trên báo cáo kết quả kinh doanh là tốt hay xấu?. Làm thế nào để bạn phát hiện ra các chiêu trò gian lận, chiến lược ghi nhận doanh thu dù phải đợi vài tháng sau mới thu được tiền làm cho bức tranh tài chính của doanh nghiệp trông khỏe mạnh và có tiềm năng lợi nhuận hơn nhiều so với thực tế.
Làm sao để kế toán trưởng biết được ý nghĩa thực sự của các con số. Đôi mắt có thể là cửa sổ tâm hồn mà cũng có thể không, nhưng các con số tỷ lệ thì chính xác là cửa sổ để bước vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đó là điều không thể sai lệch. Chúng mở ra một lối tắt cho phép hiểu những điều hàm ẩn trong các báo cáo tài chính.
Khả năng tính toán các con số tỷ lệ, hay nói cách khác là khả năng nắm bắt ý nghĩa thực sự của các báo cáo tài chính – là một biểu hiện của 1 kế toán trưởng giỏi. Tìm hiểu các tỷ lệ sẽ giúp kế toán trưởng đặt ra những câu hỏi thông minh cho cấp trên. Và hiển nhiên chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng chúng để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty. Bất kỳ ai cũng cần đến các loại tỷ lệ tài chính khi đánh giá một hoạt động kinh doanh. Có bốn nhóm tỷ lệ mà các nhà quản lý và các bên liên quan thường dùng để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.Nhóm 1 tỷ lệ lợi nhuận
Các tỷ lệ lợi nhuận giúp kế toán trưởng đánh giá khả năng làm ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Có hàng chục tỷ lệ như vậy, đây chính là điều các chuyên gia tài chính lúc nào cũng phải tất bật. Tỷ lệ lợi nhuận là nhóm tỷ lệ phổ biến nhất trong các tỷ lệ. Nếu bạn hiểu chúng bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi để bắt tay vào phân tích báo cáo tài chính.
Lợi nhuận là thước đo khả năng tạo doanh thu và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Không một con số nào trong đó là hoàn toàn khách quan. Doanh thu chịu sự chi phối của các quy tắc về thời điểm ghi nhận doanh thu. Chi phí thường được ước tính, nếu không muốn nói là ước đoán. Vì vậy lợi nhuận được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh là sản phẩm của nghệ thuật tài chính, và bất kỳ tỷ lệ nào được tính toàn dựa trên những con số này cũng tự nó phản ánh tất cả những ước tính và giả định.
Năm tỷ lệ lợi nhuận phổ biến nhất:
- Tỷ lệ lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/doanh thu
- Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận gộp/Doanh thu
- Tỷ lệ lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần/Doanh thu
- Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA)= Lợi nhuận thuần/Tài sản
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu
Một lần nữa hãy lưu ý một điều về tất cả những con số tỷ lệ này. Các tỷ lệ rất hữu dụng, đặc biệt khi chúng được theo dõi trong một thời gian để xác lập các đường xu hướng.
2. Nhóm 2 tỷ lệ đòn bẩy
Các tỷ lệ đòn bẩy cho phép kế toán trưởng thấy rõ doanh nghiệp sử dụng nợ như thế nào. Nợ là một từ có ý nghĩa nặng nề đối với nhiều người: Nó gợi lên hình ảnh của những chiếc thẻ ứng dụng, khoản thanh toán lãi vay.
Trong kinh doanh, đòn bẩy có hai cách xác định. Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Hai ý tưởng này liên quan với nhau nhưng lại khác biệt. Đòn bẩy hoạt động là tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, tăng cường đòn bẩy hoạt động có nghĩa là tăng thêm chi phí cố định với mục tiêu là giảm chi phí biến đổi. Ngược lại, đòn bẩy tài chính đơn giản có nghĩa là mức độ mà tài sản của doanh nghiệp được rót vốn mua sắm bằng nợ.
Đòn bẩy dù thuộc loại nào cũng giúp doanh nghiệp làm ra nhiều tiền hơn, nhưng nó cũng gia tăng rủi ro. Hai loại tỷ lệ mang lại kết quả nhiều nhất:
- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay = Lợi nhuận hoạt động/Mức lãi hàng năm
Nếu bạn muốn hiểu toàn bộ về tình trạng nợ của doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải tính toán những tỷ lệ trên.
3. Nhóm 3 tỷ lệ thanh toán
Các tỷ số thanh toán cho kế toán trưởng biết khả năng đáp ứng mọi trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp, không chỉ là trả nợ, mà còn trả lương, thanh toán nhà cung cấp, nộp thuế…vv. Những tỷ lệ này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp thường rơi vào nguy cơ cạn tiền, nhưng chúng cũng trở nên quan trọng đối với một doanh nghiệp lớn, khi doanh nghiệp này gặp phải các rắc rối về tài chính.
Công thức tính các tỷ số thanh toán:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Tồn kho/Nợ ngắn hạn
4. Nhóm 4 tỷ lệ hiệu suất hoạt động
Các tỷ lệ hiệu suất hoạt động giúp kế toán trưởng đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và khoản nợ chính trên bảng cân đối kế toán. Cách nói quản lý bảng cân đối kế toán có thể mang ý nghĩa rất riêng, đặc biệt là khi hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán liệt kê tài sản và những khoản nợ phải trả, và những tài sản và khoản nợ phải trả này luôn biến động.
- Ngày tồn kho = Tồn kho trung bình/Giá vốn hàng bán
- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho = 360 ngày/Ngày tồn kho
- Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu cuối kỳ/Doanh thu theo ngày
- Kỳ thanh toán bình quân = Khoản phải trả cuối kỳ/Giá vốn theo ngày
- Tốc độ luân chuyển tổng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản
Tất nhiên trên thực tế các tỷ lệ không dừng tại đây. Các chuyên gia tài chính thuộc mọi hình thức sử dụng rất nhiều tỷ lệ khác nhau. Kế toán trưởng có thể có những tỷ lệ cụ thể phù hợp cho riêng DN mình, hoặc phù hợp với ngành, hoặc cả hai. Tuy vậy những tỷ lệ mà chúng tôi trình bày ở bài này là những tỷ lệ phổ biến nhất với hầu hết các doanh nghiệp. Mặc dù việc hiểu báo cáo tài chính là quan trọng, song đó mới là suất phát điểm cho hành trình đạt tới trí tuệ tài chính. Các tỷ lệ đưa kế toán trưởng đến tầng bậc tiếp theo, chúng mở ra cho bạn cách thức hiểu ý nghĩa hàm ẩn giữa các dòng, nhờ đó bạn có thể thấy những gì đang thực sự diễn ra. Chúng là công cụ hữu dụng để kế toán trưởng phân tích doanh nghiệp và kể câu chuyện tài chính của doanh nghiệp.
Kỹ thuật đọc hiểu và kiểm tra báo cáo tài chính là một yếu tố rất quan trọng đối với kế toán trưởng. Kế toán trưởng cần kiểm tra các dấu hiệu bất thường của BCTC trước khi nộp lên cho thuế để tránh rủi ro xảy ra đối với DN của mình. Cuối mỗi kỳ kế toán, kỹ năng lập và soát xét BCTC của kế toán trưởng sẽ giúp DN có một BCTC lành mạnh hơn. Vậy nếu các bạn chưa có được kỹ năng trên hay các bạn đang quan tâm đến các kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính để trở thành một kế toán trưởng thực thụ trong tương lai thì hãy đăng ký ngay khóa học kế toán trưởng của CleverCFO với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.
Tham khảo khóa học tại link sau:
Xem thêm:
Cách kế toán trưởng kiểm tra báo cáo tài chính có vấn đề
Phân tích BCTC những hạn chế và thách thức đối với kế toán trưởng
Phạm vi phân tích báo cáo tài chính mà kế toán trưởng cần nắm rõ
Kế toán trưởng cần hiểu rõ thông điệp của báo cáo tài chính
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.
Nguồn: Tham khảo