Kế toán trưởng của Nhà nước có được làm thêm bên ngoài không?

Tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 có quy định: Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Tuy nhiên, vấn đề bạn hiện là công chức, làm việc cho cơ quan Nhà nước do đó bạn có thể làm thêm ở công ty ngoài hay không thì còn phải xem xét những quy định liên quan đến cán bộ, công chức trong Luật cán bộ, công chức 2008. Cụ thể:

Tại Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định những việc khác cán bộ, công chức không được làm:

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

– Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

– Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

– Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

– Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018, có hiệu lực từ 01/07/2019, có quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

– Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

– Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

– Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

– Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

– Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

Mọi người phải căn cứ vào quy định của pháp luật để tránh thực hiện các hành vi vi phạm.

Có thể thấy vai trò của một kế toán trưởng cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp của các bạn kế toán trưởng ngày càng được mở rộng. Vậy ngay bây giờ đây tại sao bạn còn chưa tham gia các khóa học đào tạo kế toán trưởng thực hành để bồi dưỡng kiến thức cũng như lấy chứng chỉ kế toán trưởng để có thêm nhiều cơ hội đối với công việc của mình?

Tham khảo ngay khóa học Kế toán trưởng thực hành của CleverCFO nhé:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm:

Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng được quy định ra sao?

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm pháp lý và rủi ro như thế nào?

Kế toán trưởng có thể bị phạt tới 50 triệu đồng nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Học làm kế toán trưởng chuyên nghiệp không hề khó

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Tham khảo

Leave a Comment