Cách viết báo cáo giúp kế toán trưởng đạt điểm tuyệt đối trong mắt nhà quản lý

Báo cáo định kỳ là đầu mục công việc mà bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt là kế toán, kiểm toán, đều phải thường xuyên. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm lập báo cáo định kỳ nộp cho cơ quan thuế và các báo cáo riêng phân tích kết quả kinh doanh của công ty cho các nhà quản lý. Sau đây bài viết này sẽ đưa ra một vài mẹo nhỏ giúp các bạn cách viết báo cáo khiến cho xếp luôn luôn hài lòng.

1. Báo cáo đúng thời điểm

Nếu sự việc xảy ra đã từ lâu bạn mới báo cáo hoặc sếp đang chuẩn bị tham dự một cuộc họp vô cùng quan trọng với khách hàng mà bạn lại báo cáo một việc không liên quan… thì đều là sai lầm. Một kế toán trưởng, nhân viên tinh tế, chỉn chu sẽ biết chọn đúng thời điểm để trình bày báo cáo công việc của mình tới cấp quản lý một cách hợp lý nhất.

2. Nội dung báo cáo ngắn gọn, dễ hiểu

Khi báo cáo, ai cũng muốn giải trình, phân tích, tuy nhiên có khi nào bạn lên báo cáo cấp trên mà bị sếp ngắt lời rồi hỏi lại: “Thế tóm lại là cô (cậu) định nói gì?” Giải pháp né những câu hỏi như thế này chính là bạn nên đề cập tới kết quả ngay phần đầu của báo cáo. Bạn báo cáo mà cứ như kể một câu chuyện, đến cuối cùng mới đưa ra kết quả sẽ làm người quản lý trở nên mệt mỏi vì điều họ quan tâm là kết quả công việc chứ không phải quá trình thực hiện.

3. Luôn nhớ quy tắc 5W1H

Sau khi đưa ra kết luận. Bạn cần báo cáo, phân tích đầy đủ thông tin Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Theo kinh nghiệm của những kế toán trưởng, kiểm toán viên, việc càng nhỏ càng phải báo cáo vì đôi lúc những vấn đề nhỏ lại chính là nguyên nhân gây ra hậu quả lớn.

4. Báo cáo chính xác

Khi nhận được báo cáo từ nhân viên, kế toán trưởng phải trực tiếp xuống hiện trường xác nhận, xem thực tế có đúng như vậy không rồi mới báo cáo cấp trên. Bạn nên nhớ bản thân kế toán, kế toán trưởng, kiểm toán viên không phải là “người đưa tin”, việc xác nhận thông tin sẽ giúp bạn chủ động nắm rõ tình hình sự việc và có được lòng tin từ cấp trên.

5. Dũng cảm báo cáo

Nếu mắc lỗi mà bạn tìm cách giấu nhẹm thì bạn sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi sự thật bị phát giác. Nếu là vấn đề nghiêm trọng thì bạn có chịu trách nhiệm nổi không? Hãy dũng cảm báo cáo khi bạn hay nhân viên mắc lỗi nhé.

6. Chuẩn bị hết các phương án đề xuất

Đây là điều rất quan trọng đối với kế toán trưởng. Với vai trò là một trợ thủ đắc lực, bạn hãy chủ động đưa ra, đề xuất các phương án giải quyết. Còn cấp trên chỉ là người lựa chọn và tư vấn thêm.

Nếu thực hiện tốt 6 điều trên, bạn sẽ trở thành nhân viên “trụ cột” của công ty được sếp trọng dụng.

Ngày nay, vai trò của kế toán trưởng càng được nâng cao. Trước khi trở thành một kế toán trưởng thực thụ, bạn hãy tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của mình bằng cách tham gia khóa học “Đào tạo kế toán trưởng thực hành“ của CleverCFO ngay bây giờ nhé. Tham khảo chi tiết khóa học tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm một số bài viết khác:

Những kỹ năng cần có của nhà quản lý – kế toán trưởng

Công việc của kế toán trưởng trong các Tập đoàn lớn

Trở thành kế toán trưởng chuyên nghiệp cực kỳ dễ

Kế toán trưởng thực thụ cần giỏi các công việc gì?

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Taca

Leave a Comment