Kế toán trưởng thực thụ cần giỏi các công việc gì?

80% Kế toán trưởng thường nghe về định nghĩa của kế toán trưởng giỏi là “làm cho doanh nghiệp không phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào? Nhiều Kế Toán Trưởng “chân chính” họ rất khổ tâm khi phải ôm một “quả bom nổ chậm” bên mình có thể nổ bất cứ lúc nào? Giải pháp nào tốt nhất để hóa giải quả bom này? Cách để các doanh nghiệp nhỏ phát triển thành những tập đoàn lớn không thể thiếu bóng dáng của “kế toán trưởng” lâu năm “tham mưu”, “xây dựng” và tạo nên quyết định quản trị dự đoán được tương lai tài chính của của công ty thông qua các chỉ số báo cáo quản trị.

Tại Kỷ nguyên số hóa này, công việc thực sự của Kế Toán Trưởng KHÔNG BAO GIỜ chỉ là ngồi ghi chép, hạch toán, lên báo cáo sổ sách gửi cơ quan thuế. Đa số kế toán trưởng sẽ không tập trung vào những vấn đề về hạch toán nghiệp vụ, vì đã có kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Kế toán trưởng tập trung vào vấn đề về “mang tính kiểm soát” (Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách xây dựng phối hợp từng phòng ban xây dựng những quy trình, quy định từng phòng ban để công ty vận hành mang tính chất kiểm soát). Hỗ trợ các phòng ban về công tác làm sao để hạn chế rủi ro trong hoạt động của từng phòng ban khi thực hiện. Hướng dẫn và đào tạo nhân viên trong phòng kế toán (Về chính sách thuế cũng như hướng dẫn về mặt Quy trình, quy định của Công ty ban hành để hiểu và vận dụng cho đúng).

Dưới đây là bảng mô tả của Kế Toán Trưởng thực thụ:

1. Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng Tài Chính Kế Toán

  • Xây dựng, tổ chức và chuẩn hóa hệ thống tài chính kế toán bao gồm: Xây dựng các quy trình, quy chế, quy định liên quan đến tài chính kế toán.
  • Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong bộ phận và hướng dẫn các kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ thuộc phần hành của mình.
  • Hướng dẫn và kiểm tra kế toán viên lập báo các “báo cáo quản trị” theo yêu cầu của ban lãnh đạo, các báo cáo tài chính, báo cáo thuế tháng/quý/năm.
  • Chịu trách nhiệm về các giao dịch với các yếu tố bên trong (Cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư, kho bạc nhà nước, hải quan…. Và các đối tác như Ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp….)
  • Trực tiếp báo cáo đồng thời lên Ban lãnh đạo, ban kiểm soát tình hình tài chính kế toán, việc thực hiện các kế hoạch tài chính trong tháng, quý, năm.
  • Xử lý các báo cáo của “Kế toán tổng hợp”, kế toán viên về các vấn đề nghiệp vụ và quản lý doanh thu, chi phí, hàng hóa, tài sản cố định….
  • Phê duyệt các khoản thanh toán do các bộ phận trong công ty đề nghị.
  • Phê duyệt các bảng tính lương do kế toán tổng hợp lập
  • Phê duyệt các báo cáo thuế trước khi gửi cơ quan thuế
  • Ký các báo cáo khác của kế toán viên và sổ sách, chứng từ kế toán.

2. Tư vấn tài chính, vốn và ngân sách trong công ty

Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh của công ty, phân tích lưu lượng hàng tiêu thụ và lưu lượng hàng tồn kho, phân tích doanh thu thực tế và kế hoạch để có ý kiến về mặt tài chính với ban lãnh đạo.

Tìm dự trữ, cân đối và điều hòa các quỹ tiền tệ cũng như điều phối hợp lý dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, xác định cơ cấu vốn hợp lý của công ty và tìm cách sử dụng đồng tiền nhàn rỗi tạm thời mang lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Theo sát việc thực hiện các hoạt động kinh doanh để có kế hoạch thu hồi và điều hòa nguồn vốn cho toàn công ty.

Phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư mặt hàng, mở các cửa hàng mới để tư vấn cho ban lãnh đạo về mặt tài chính của các dự án.

Xây dựng, đề xuất các kế hoạch đầu tư, phân bổ, sử dụng, tái sử dụng nguồn vốn của công ty.

Tư vấn cho Ban lãnh đạo và bộ phận bán hàng về mặt tài chính các chương trình kinh doanh tiếp thị, bán hàng từng thời kỳ.

Hỗ trợ các phòng ban khác giải quyết các công việc liên quan đến mặt tài chính – Kế toán với khách hàng, nhà cung cấp và các đơn vị liên quan.

3. Công tác quản trị 

Cập nhập chiến lược, giám sát việc thực hiện hệ thống các chỉ tiêu định mức chi phí của công ty

Nghiên cứu, tham mưu cho ban giám đốc các giải pháp nhằm quản lý tốt doanh thu, chi phí từ đó nâng cao tính hiệu quả của các quyết định quản trị.

Lập kế hoạch ngân sách, theo dõi tiến độ thực hiện, phân tích tình hình tài chính, đưa ra giải pháp cụ thể giúp “ban giám đốc” thực hiện.

Rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của từng sản phẩm (dịch vụ), từng bộ phận trong công ty.

Kiểm tra việc triển khai hệ thống các chỉ tiêu định mức chi phí của công ty

Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt doanh thu, chi phí từ đó nâng cao tính hiệu quả của các quyết định quản trị.

Trong thực tế tùy theo từng đặc thù của doanh nghiệp mà kế toán trưởng sẽ có thể phải đảm nhận thêm hoặc giảm bớt một số công việc.

Kỹ năng chuyên môn có thể chưa đủ để các bạn trở thành kế toán trưởng thực thụ nhưng đấy lại là điều kiện tiên quyết trên con đường thành công của bạn. Bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong DN rồi mới trau dồi thêm các kỹ năng còn lại.

Do đó các bạn hãy nhanh chóng tham gia ngay khóa học “Đào tạo kế toán trưởng thực hành” của CleverCFO với những kiến thức mà tình huống thực tế mà kế toán trưởng thường gặp trong doanh nghiệp.

Tham khảo khóa học của CleverCFO theo đường link sau nhé:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm các bài viết khác liên quan:

Giỏi chuyên môn nghiệp vụ đã đủ để bạn ngồi vững chiếc ghế kế toán trưởng hay chưa?

Yếu tố quan trọng để trở thành kế toán trưởng lương cao

Những tố chất cần có ở một Kế toán trưởng giỏi

Cần chuẩn bị gì để đảm nhiệm vai trò kế toán trưởng

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Taca

Leave a Comment