Cần lưu ý gì khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng?
Từ ngày 15/5/2018, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành.
Đối tượng áp dụng: Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập; cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước; các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo mục tiêu chính trị – xã hội cụ thể.
Thông tư nêu rõ, kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.
Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng: Thông tư nêu rõ, thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đối với đơn vị kế toán thuộc các cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
Một là, Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đơn vị kế toán thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách trung ương.
Hai là, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đơn vị kế toán thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương (trừ đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn) là cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ trưởng đơn vị.
Ba là, đối với các cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có tổ chức bộ máy kế toán: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đơn vị dự toán cấp I thuộc Trung ương.
Bốn là, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đơn vị dự toán cấp I thuộc địa phương quản lý, sau khi có ý kiến của cơ quan nội vụ và tài chính cùng cấp…
Hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán gồm: Sơ yếu lý lịch; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán theo yêu cầu của vị trí bổ nhiệm; bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; xác nhận của các đơn vị kế toán nơi người được lập hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán đã công tác về thời gian thực tế làm kế toán trưởng; văn bản đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị.
Về phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng: Thông tư nêu rõ: Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo mục tiêu chính trị – xã hội cụ thể, được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.
Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị khác được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định nêu trên phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.
Nếu bạn đang có dự định trở thành kế toán trưởng trong tương lai, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia khóa học đào tạo kế toán trưởng của CleverCFO nhé.
Truy cập đường link sau để biết thêm chi tiết về khóa học:
Tham khảo thêm các bài viết khác nhé:
Điều kiện để được bổ nhiệm trở thành kế toán trưởng
Có được bổ nhiệm người nước ngoài làm kế toán trưởng?
Doanh nghiệp siêu nhỏ có cần phải bổ nhiệm kế toán trưởng không
Thời gian làm kế toán trưởng là bao lâu?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914400247 (Ms.Tiên) hoặc 0327002633 (Ms.Qúy) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.
Nguồn: Tạp chí tài chính