Giỏi chuyên môn nghiệp vụ đã đủ để bạn ngồi vững chiếc ghế kế toán trưởng hay chưa?

Giỏi chuyên môn nghiệp vụ đã đủ để bạn ngồi vững chiếc ghế kế toán trưởng hay không? Nếu chưa, những tố chất cần có của một kế toán trưởng thực thụ là gì? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết ngay sau đây nhé.

Những tố chất cần có của một kế toán trưởng thực thụ trong một xã hội mà bạn luôn phải thay đổi để thích nghi:
Cách đây không lâu, một doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ từng đạt giải thưởng Nhân tài đất Việt đã phải bán lại đứa con tinh thần cho Vingroup. Ba nhân sự chủ chốt cũng phải sang làm việc cho Vingroup trong 3 năm.

Đáng tiếc là trước đó, công ty này có sản phẩm phần mềm camera sử dụng trí tuệ nhân tạo, đã được phát triển trong vòng 6-7 năm với doanh thu ổn định. Dù được kỳ vọng cao, có doanh thu, nhưng vì công ty không có kế hoạch tài chính, bộ phận kế toán lại chỉ đơn thuần hoạt động như một cỗ máy thống kê, dẫn đến việc chi tiêu lung tung, cuối cùng mất khả năng thanh toán khoản vay tín chấp ngân hàng ngắn hạn.

Hậu quả là, doanh nghiệp này đứng trước khoản nợ khổng lồ: 52 tỷ nợ ngân hàng, 33 tỷ đồng nợ cá nhân.

Sau đó, Vingroup đã thuê một kế toán trưởng của ngân hàng nông nghiệp để hoạch định lại toàn bộ hệ thống tài chính-kế toán của công ty khởi nghiệp nọ. Vị kế toán này phải sửng sốt bởi kết quả cho thấy công ty có hệ thống tài chính vô cùng bất hợp lý, không hiểu vì sao có thể tồn tại trong thời gian dài như vậy.

Đây là một thực tế đang xảy ra với không ít công ty tại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nhận thức rõ vai trò của bộ phận kế toán. Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí nghĩ công việc này rất đơn giản, chỉ liên quan đến số liệu thu – chi đơn thuần.

Trong khi đó, muốn có cơ hội kinh doanh tốt, doanh nghiệp cần xây dựng được hệ thống hoạt động rõ ràng, minh bạch, xác định rõ các chi phí được tính bằng tiền, chi phí thời gian, cơ hội, nguồn lực… Để làm được điều này, vai trò chức năng của người kế toán trưởng là vô cùng lớn.

Tuy nhiên, khảo sát của TACA dựa trên 1.000 kế toán trưởng cho thấy, hầu hết các kế toán trưởng đều xuất phát từ vị trí kế toán viên thu chi, công nợ, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp…

Họ có kinh nghiệm và đủ năng lực trong các công việc quyết toán thuế, “xào nấu” báo cáo tài chính. Vấn đề ở đây là khi được bổ nhiệm vào chiếc ghế kế toán trưởng, thói quen làm việc cũ vẫn được duy trì. Họ gần như biết và không quan tâm đến các kiến thức khác – vốn cần có ở khung năng lực của một kế toán trưởng – là quản trị, cấu trúc vận hành doanh nghiệp. Họ chưa biết thiết kế hệ thống báo cáo quản trị, chưa nắm được cách lập kế hoạch ngân sách cũng như quản trị dòng tiền.

Tôi biết rằng có không ít kế toán chưa hài lòng với vị trí của mình tại doanh nghiệp hiện tại. Có nhiều người thường xuyên phải đối mặt với những lời chỉ trích, chê bai từ ban giám đốc. Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta phải đồng ý với nhau rằng: phần nhiều trong số chúng ta chưa thể hiện đủ để được đánh giá cao và coi trọng đúng mức.

Chữ “trưởng” trong chức danh “kế toán trưởng” đã phần nào cho thấy vai trò của các bạn: kế toán trưởng không chỉ đơn thuần là một kế toán viên giỏi chuyên môn đi lên, mà còn cần phải tham gia trực tiếp và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển kinh doanh.

Kế toán trưởng không những phải là người có khả năng hoàn thành tốt công việc, mà đặc biệt là phải có CẢM XÚC VỚI NHỮNG CON SỐ. Cảm xúc với những con số sẽ cho phép người kế toán trưởng có những phân tích hoạt động hiệu quả, qua đó xem xét, đánh giá và đo lường được các hoạt động của doanh nghiệp, xác định chênh lệch giữa kết quả hoạt động thực tế so với kế hoạch mục tiêu ban đầu. Điều đó giúp kế toán trưởng có thể tham vấn được cho ban lãnh đạo về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ bên ngoài.

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, chức năng kế toán chính là một trong những giá trị lõi của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc, khi sở hữu được bộ năng lực này, giá trị của bạn trong mắt chủ doanh nghiệp sẽ tăng phi mã.

Cơ hội phát triển luôn có. Chỉ là chúng ta có sẵn sàng nhìn nhận thiếu sót của bản thân, có sẵn sàng học để thay đổi chính mình hay không mà thôi.

Kỹ năng chuyên môn có thể chưa đủ để các bạn trở thành kế toán trưởng thực thụ nhưng đấy lại là điều kiện tiên quyết trên con đường thành công của bạn. Bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong DN rồi mới trau dồi thêm các kỹ năng còn lại.

Do đó các bạn hãy nhanh chóng tham gia ngay khóa học “Đào tạo kế toán trưởng thực hành” của CleverCFO với những kiến thức mà tình huống thực tế mà kế toán trưởng thường gặp trong doanh nghiệp.

Tham khảo khóa học của CleverCFO theo đường link sau nhé:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm các bài viết khác liên quan:

Kế toán trưởng phải có cảm xúc với những con số

Yếu tố quan trọng để trở thành kế toán trưởng lương cao

Con đường thành công của kế toán trưởng

Những tố chất cần có ở một Kế toán trưởng giỏi

Cần chuẩn bị gì để đảm nhiệm vai trò kế toán trưởng

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) hoặc 032.700.2633 (Ms.Qúy) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn:Taca

Leave a Comment