Kế toán trưởng cần làm gì để cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp
Quản lý hiệu quả dòng tiền là điều quan trọng đối với một tổ chức để giải quyết những thăng trầm tài chính. Dòng tiền lành mạnh giúp kế toán trưởng và nhà quản lý dễ dàng dự báo tài chính và có những chuyến đi kinh doanh không gặp trở ngại. Sự yếu kém trong quản lý dòng tiền có thể tạo ra những con đường dẫn đến trật bánh ngay cả một công ty có lãi.
Có thể hiểu một cách đơn giản, cân đối dòng tiền là trì hoãn các khoản chi đến mức có thể trong khi tăng cường thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu. Dưới đây là một số gợi ý cho kế toán trưởng cách cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp.
1. Tính toán và dự đoán cẩn trọng các dòng tiền trong tương lai
Kế toán trưởng có thể lập các dự báo về tình hình dòng tiền cho năm/ quý tiếp theo hoặc thậm chí là tuần tới nếu công ty đang gặp tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Tiếp đó, có những dự báo chính xác về dòng tiền sẽ giúp công ty nhận thức được những khó khăn về tiền trước khi nó xảy ra.
Dự báo về dòng tiền phải là những dự đoán có căn cứ, được cân đối trên nhiều yếu tố khác nhau, gồm: việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ, tính toán từ các khoản phải chi, khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp.
Dự đoán dòng tiền bằng việc cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Bước tiếp theo là có những hiểu biết nhất định về số tiền phải chi và thời điểm phải chi.
2. Cải thiện các khoản phải thu
Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề với các khoản phải thu, dưới đây là một số gợi ý cụ thể để kế toán trưởng giải quyết vấn đề này:
- Cung cấp các khoản chiết khấu thanh toán hấp dẫn cho khách hàng, khuyến khích họ thanh toán sớm tiền hàng.
- Xây dựng chính sách bán hàng kèm bảng giá và thời hạn tiến độ thanh toán hợp lý.
- Có hướng xử lý nhanh với các hàng hóa tồn kho lâu ngày.
- Phát hành hóa đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ. Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện khi có những khoản nợ tồn đọng.
3. Quản lý công nợ phải trả
Kế toán trưởng phải vận dụng tối đa lợi thế từ những điều khoản phải mua chịu. Giả sử, khi nhà cung cấp yêu cầu thanh toán trong vòng 30 ngày, thì không nên trả trong vòng 15 ngày. Tốt nhất, kế toán trưởng nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn thanh toán.
Kế toán trưởng thực hiện đàm phán với nhà cung cấp khi họ không thấy được tình hình tài chính của công ty, thuận lợi nếu công ty muốn trì hoãn thanh toán.
Kế toán trưởng phải xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận việc thanh toán sớm để hưởng chiết khấu từ bên cung cấp.
Kế toán trưởng ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn.
4. Hạn chế hàng tồn kho
Hạn chế hàng tồn kho bằng cách tìm kiếm khách hàng mới hay có chính sách thúc đẩy bán hàng, khuyến mãi, tặng kèm… Kế toán trưởng không nên cung cấp hàng hóa tiếp đối với các khách hàng nợ quá hạn thanh toán.
5. Xác định cơ cấu vốn hợp lý
Để nắm rõ được dòng tiền của mình đang đi đâu về đâu, kế toán trưởng cần lập cho mình báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, quý, để biết phản ánh quá khứ của doanh nghiệp trong tháng vừa rồi như thế nào.
Các bạn kế toán trưởng thấy sao về những gợi ý trên??? Chắc hẳn bạn cũng đồng tình ít nhiều đối với quan điểm quản trị dòng tiền trên. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của mình, CleverCFO cảm thấy nó quá chi tiết và đây là các phương án chỉ phù hợp cho tình huống cụ thể.
Chuyên môn của kế toán trưởng ngày càng được mở rộng. Vì vậy các bạn hiện đang theo đuổi con đường kế toán trưởng hay giám đốc tài chính hãy lựa chọn cho mình các phương pháp phù hợp nâng cao trình độ chuyên môn để bản thân không bị tụt lại phía sau trong thời đại ngày nay nhé.
Tham khảo link tại:
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
8 cách nhanh chóng để cải thiện dòng tiền của kế toán trưởng
12 cách quản lý dòng tiền của kế toán trưởng
Kế toán trưởng thành công là phải biết quản lý dòng tiền
Làm sao để trở thành kế toán trưởng mà doanh nghiệp nào cũng săn đón?
Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?
Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.
Nguồn: Tham khảo