Một số điểm mới Nghị định 126/2020 về quản lý thuế từ 05/12/2020 kế toán trưởng cần lưu ý

Từ ngày 05/12/2020, Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực. Chúng tôi cập nhật một số điểm mới sau đây:

1. Ngân hàng phải cung cấp các thông tin tài khoản khách hàng theo đề nghị của cơ quan thuế

Khoản 2 Điều 30 quy định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm:

  • Tên chủ tài khoản;
  • Số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp;
  • Ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo quy định trên được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05/12/2020. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của pháp luật.

(Quy định hiện hành tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP không đề cập đến vấn đề này)

2. 05 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây:

  • Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
  • Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
  • Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
  • Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020.
  • Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.

(Quy định hiện hành tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP không đề cập đến vấn đề này).

3. Bổ sung hướng dẫn về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

Luật quản lý thuế 2019 bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, cụ thể là “Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Vì vậy, tại Nghị định 126/2020 đã bổ sung hướng dẫn chi tiết về biện pháp này so với Điều 19 Nghị định 129/2013/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn Nghị định này.

4. Không được xóa nợ số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Căn cứ quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 5 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người nộp khoản thu khác vào ngân sách nhà nước được xoá nợ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 85 của Luật Quản lý thuế, trừ khoản thu về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

Hồ sơ, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết hồ sơ xoá nợ thực hiện theo quy định tại Điều 86, Điều 87 và Điều 88 của Luật Quản lý thuế.

Như vậy, người nộp thuế sẽ không được xóa nợ số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong mọi trường hợp.

(Hiện hành Khoản 3 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC chỉ quy định không xóa nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, việc xoá nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai).

5. Các trường hợp không phải cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải khai quyết toán thuế TNCN

Căn cứ Điểm d.3 Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế, trừ các trường hợp sau đây:

  • Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống (mới);
  • Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
  • Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này (mới).

(So sánh với Điều 12 Thông tư 151/2014/TT-BTC )

6. Hướng dẫn chi tiết về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

  • Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 Nghị định 126 tại nơi có dự án đầu tư.
  • Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
  • Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
  • Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).

Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.

  • Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 11 Nghị định 126.
  • Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 11 Nghị định 126.
  • Khai thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện trong trường hợp lòng hồ thủy điện của nhà máy thủy điện nằm chung trên các địa bàn cấp tỉnh; hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô; hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên và thuế tài nguyên của tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp phép theo quy định của pháp luật).
  • Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản (trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than; tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ).
  • Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

Xem tiếp nội dung trên ở link bài gốc sau:

Một số điểm mới Nghị định 126/2020 về quản lý thuế từ 05/12/2020

Nếu bạn đang có dự định trở thành kế toán trưởng trong tương lai, hãy đăng ký ngay khóa học “Kế toán trưởng” của CleverCFO để nhận nhiều ưu đãi nhé:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm:

Những yếu tố quan trọng một kế toán trưởng cần phải có

‘Kế toán trưởng lương 30 triệu là bình thường’

Con đường nghề nghiệp kế toán trưởng

Khóa học kế toán trưởng và những điều cần biết

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Leave a Comment