Người phụ trách công việc của kế toán trưởng có được quyền ký thay giấy tờ hay không?

Khi kế toán trưởng có việc nghỉ phép một thời gian dài thì người phụ trách công việc của kế toán trưởng có quyền được ký các loại văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết của kế toán trưởng hay không? Nếu có thì cần đáp ứng các quy định nào, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Việc người phụ trách công việc của kế toán trưởng có được phép ký giấy tờ, tài liệu thay hay không thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành có quy định như sau:

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

Do đó, đối với các sổ sách kế toán của đơn vị, người phụ trách không được phép ký thay vì không có thẩm quyền ký và không đúng với chữ ký của Kế toán trưởng trước đó.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 53 Luật Kế toán 2015 có nêu: “Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này”.

Như vậy, người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì mới được ký tên trên các sổ sách kế toán.

Về thời hạn của người phụ trách kế toán trưởng, căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:

1. Các đơn vị kế toán chưa có người đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải bố trí người phụ trách kế toán. Đối với đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (trừ đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn) được bố trí phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa là một (01) năm tài chính, sau đó phải bổ nhiệm người làm kế toán trưởng theo quy định. Trường hợp sau một (01) năm mà người phụ trách kế toán đó vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm làm kế toán trưởng thì phải tìm người khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

2. Các đơn vị kế toán thuộc vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật được kéo dài thời gian phụ trách kế toán nhưng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp.

Dựa vào quy định trên thì trường hợp ở đơn vị bạn công tác, người được bố trí phụ trách kế toán trưởng sẽ được phụ trách trong thời hạn tối đa là 01 năm tài chính. Nếu sau thời hạn đó, mà người kế toán trưởng không có thì phải bổ nhiệm người làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phụ trách không đủ tiêu chuẩn sau 01 năm thì có thể tìm người khác đủ tiêu chuẩn để đảm nhận chức vụ này. Ngoài ra, bạn nhớ lưu ý thêm quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này để xem xét đơn vị mình có rơi vào trường hợp đó hay không.

Nguồn: thukyluat.vn

Để nâng cao kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính để trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai, các bạn hãy đăng ký tham gia ngay khóa học của CleverCFO ngay nhé. Tham khảo khóa học tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm:

Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng được quy định ra sao?

Những công việc mà một người kế toán trưởng thường phải làm

Chia sẻ của một bạn kế toán trưởng trong nghề

Khóa học kế toán trưởng và những điều cần biết

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Leave a Comment