Tại sao kế toán trưởng có nhiều áp lực?

ÁP LỰC CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ngày ngày được tiếp cận với rất nhiều doanh nghiệp và kế toán trưởng, giám đốc tài chính, tôi nghe được rất nhiều các câu chuyện từ nhiều phía, và ngẫm nghĩ trên phương diện của người làm kế toán và người làm giám đốc điều hành.

CÂU CHUYỆN TỪ NGƯỜI LÀM QUẢN LÝ

– Bạn kế toán này không hiểu về ngành nghề của doanh nghiệp, không hỗ trợ các bộ phận khác, cái gì cũng đòi hỏi phải này nọ, chú trọng tiểu tiết, mất thời gian và làm cho mọi việc trở nên khó khăn.

– Bạn kế toán này không hiểu về bức tranh của doanh nghiệp, chưa nắm rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Thái độ của kế toán cư xử chưa đúng mực. Bộ phận nào cũng kêu ca, không chịu hỗ trợ phòng ban làm chậm tiến độ của các phòng khác, chậm tiến độ của toàn bộ máy doanh nghiệp.

CÂU CHUYỆN TỪ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN

– Công ty này không có quy trình thanh toán rõ ràng, kế toán yêu cầu chứng từ thì không được sự đồng ý, phê duyệt từ giám đốc. Thậm chí còn bị sếp mắng mỏ và bảo làm chậm tiến độ kinh doanh.

–Các bộ phận khác kinh lắm, mắng mỏ em giải quyết cứng nhắc rập khuôn, không thèm nhìn mặt em vì em không chịu chi cho họ khi không có hóa đơn chứng từ. Họ cứ đi mua về đó rồi bắt em thanh toán. Trong khi kế toán phải làm đúng luật.

–Câu chuyện đối chiếu công nợ “đòi nợ khách hàng”, nhất là bên sales gớm lắm, bán hàng có tí tẹo (hơn 1 triệu) mà lãi chắc được 100.000đ rồi bắt kế toán phải đi đòi nợ. Mà bên khách hàng cứ bắt mình phải đối chiếu công nợ, gửi thư gốc sang, gọi điện vài lần để đòi nợ. Khổ nỗi thời gian của em mà đi làm việc này còn tốn hơn cả số tiền bán hàng. Nói với sếp rồi mà sếp cứ bảo: “Đòi nợ là công việc của kế toán”.

–Em thấy công ty chi nhiều quá em xót, em cản thì các bộ phận khác bảo: “Tiền có phải của em đâu mà em giữ, chết thì công ty chết chứ em có chết đâu”.

–Doanh nghiệp vẫn có quy trình đàng hoàng nhưng ngặt nỗi không ai làm theo, mỗi phòng tự sáng tạo một cách vận hành riêng, không theo quy trình nào cả. Hở chút là mách sếp, kế toán thành ra đi hót rác. Sếp bảo em làm kế hoạch mà các bộ phận khác sếp không gửi thông tin cho em (mua hàng và bán hàng) thì em biết làm kế hoạch em làm thế nào đây?

– Doanh nghiệp có quy trình nhưng không ai làm theo, mỗi phòng ban có một cách vận hành đặc thù riêng, không theo quy trình nào cả.

Các câu chuyên hàng ngày vẫn xảy ra, các công ty vẫn ngày ngày đặt nghi vấn rằng kế toán không làm được việc, không nắm được chu trình kinh doanh.
Còn kế toán thì vẫn luôn thắc mắc về quy trình quản lý của các phòng ban, kế hoạch cụ thể, chính sách đãi ngộ cho kế toán…

Các chứng chỉ Quốc tế về kế toán hiện nay như ACCA, ICAEW, ACA đều chỉ ra Kế toán là Đối tác kinh doanh của Doanh nghiệp (Business Partner), nhưng sự thật thì doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đang coi Kế toán là người ghi chép (Data entry),còn rất lâu sau đó mới tới phần đối tác.

Không thể không nói tới việc người làm kế toán cũng chưa hiểu được nhiều về công ty, hoặc bị tính tuân thủ thuế giới hạn, nhưng cũng nên nhắc tới việc các chủ doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn, bỡ ngỡ và lo âu trong việc quản lý tài chính, dẫn tới đôi khi đưa ra các đánh giá khá là mơ hồ về kế toán và chức năng của các kế toán. Ở công ty vừa và nhỏ, kế toán bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Khi mà một người làm việc của nhiều người thì tất nhiên là để hiểu đúng, hiểu chính xác luôn khó khăn, vì chúng ta phải hiểu vị trí của họ đang làm.

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT HIỂU NHẦM GIỮA NHÀ QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN:

Thứ nhất: Sơ đồ tổ chức công ty

Các vị trí vẫn vẽ ra đầy đủ nhưng ai kiêm nhiệm thì cần được tên vào. Ví dụ sếp vừa là CEO, vừa là trưởng bộ phận mua hàng, vậy mỗi khi quyết thì sếp quyết trên vị trí nào?

Như trường hợp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên không thể cùng lúc đưa ra quyết định ở cả 2 vị trí Chủ tịch và CEO.

Thứ hai: Mô tả công việc của kế toán

Bản chất công việc của kế toán là tuân thủ các quy định thuế, kế toán, hóa đơn chứng từ…Một phần sẽ hỗ trợ cho việc phân tích các quyết định của doanh nghiệp, do vậy mà mô tả sẽ cần chi tiết cụ thể từng vị trí mà kế toán đang làm. Đặc biệt khi thảo luận với sếp vê công việc, kế toán cần biết mong chờ chính xác là gì (và cũng đừng nên chấp nhận hết các mong chờ của các sếp vì danh mục là “vô cùng” mà thời gian là có hạn). Kế toán nên rõ ràng về thời gian sẽ tập trung cho việc gì: ví dụ thời gian nào tâp trung cho kế hoạch tài chính, thời gian nào cho báo cáo tài chính, thời gian nào cho tuân thủ…

Thứ 3: Tranh luận

Tranh luận mang lại nhiều điều tốt đẹp, nhưng văn hóa tranh luận cần vì mục đích của công ty. Thường thì các bộ phận tranh luận với kế toán rồi sẽ nói móc nói xỏ… với các sếp, và thường các bộ phận này nói giỏi hơn kế toán. Nên kế toán thường dành phần thua về mình nhiều hơn.

Kế toán luôn phải tăng cường khả năng giao tiếp , khả năng thuyết phục – Skill của mình để khi đưa vấn đề có thể được lắng nghe hơn.

Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong công ty, là người đứng đầu bộ máy kế toán – tổ chức, điều hành hầu hết các hoạt động chính của DN. Do đó, áp lực đè nặng lên kế toán trưởng là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, một phương pháp giảm bớt áp lực của kế toán trưởng dễ dàng nhất đó là nâng cao kiến thức chuyên môn bằng cách đăng ký ngay khóa học “Đào tạo kế toán trưởng” của CleverCFO, khi kế toán trưởng có thể hiểu rõ và nắm bắt được các công việc liên quan đến tài chính kế toán, sẽ giúp kế toán trưởng đưa ra các phương án phù hợp nhất đôú với DN, từ đó, giảm bớt áp lực của kế toán trưởng.

Tham khảo link khóa học tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm một số bài viết liên quan khác như:

Những ngộ nhận về kế toán trưởng

Công việc đầy đủ của một kế toán trưởng

Kế toán trưởng giỏi của một doanh nghiệp

Làm thế nào để Kế toán trưởng trở thành CFO?

Con đường thành công của kế toán trưởng

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Taca

Leave a Comment