“Bàn giao” đầy đủ – đạo đức nghề nghiệp của kế toán trưởng

Việc chuyển giao công việc qua những công ty mới là điều hết sức bình thường khi bạn muốn một môi trường làm việc mới sôi động tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Đối với một kế toán trưởng, người giữ nhiều trọng trách và công việc trong DN, khi chuyển sang công việc mới các bạn nhớ chú ý bàn giao đầy đủ để tránh bị gọi điện hỏi thăm khi đnag làm công việc mới nhé.

Vì vậy khi bàn giao các bạn kế toán trưởng chú ý :

(Một) : Bàn giao tất cả những giấy tờ, tờ giấy được gọi là hồ sơ chứng từ như hóa đơn đầu vào đầu ra, hợp đồng … tả pí lù gì gì mà bạn đang có

(Hai) : Bàn giao tất cả file data liên quan đến công việc mà bạn đã làm việc. Kể cả các tool mà bạn tự tạo. Mấy cái tool này tranh cãi nhiều lắm. Vì nhiều bạn cho rằng đó “sản phẩm trí tuệ” của mỗi người. Riêng Tui cho rằng, cứ “cho đi” và hãy tin rằng (1) người ta cũng sẽ thầm cảm ơn bạn và (2) sau đó người ta sẽ tạo cái tool mới. Vì không ai làm việc hay tư duy quản lý công việc giống nhau.

(Ba) : Bàn giao quy trình làm việc. Liệt kê tất cả “đầu công việc” phải làm, các báo cáo phải nộp cho các bên liên quan, kể cả nội bộ lẫn bên ngoài cty. Những công việc gì phải làm với ai. Cũng nên dẫn người mới đi giới thiệu để hai bên biết nhau.

(Bốn) : Bàn giao những gì mình biết nhưng mình không quản lý/cầm giữ. Ví dụ như giấy phép kinh doanh, hồ sơ vay, biên bản làm việc với đoàn a.b.c nào đó, hay ba cái giấy tờ tạm gọi là trời ơi đất hỡi gì đó mà sếp giữ hay bộ phận nào đó giữ, bạn cũng liệt kê luôn. Vì kế toán là một phần thùng rác của cty, cho nên cần gì cứ bươi trong thùng rác là có. Nhưng thực sự nó đang nằm ở chổ khác do người khác giữ.

Một việc rất quan trọng tuy không thuộc “công việc” để bàn giao, nhưng các bạn kế toán trưởng cũng nên chú ý – đó là bàn giao tài sản. Laptop, máy tính, điện thoại, số điện thoại, cái quỉ quái gì trên bàn làm việc của bạn, chìa khóa cổng, cửa, tủ, thẻ ra vào công ty cũng nên hoàn trả. Dĩ nhiên các khoản nợ, tạm ứng nếu có thì cũng trả luôn. Nếu những khoản nợ quá lớn thì cũng làm cái biên bản với sếp/chủ dn về kế hoạch trả nợ đó !!!

Thà là bàn giao hết ta làm lại từ đầu !!!

Và khi đến chỗ mới nhận việc, cũng nên yêu cầu người khác bàn giao cho mình như thế !

Chúc các bạn may mắn !

Để trở thành các nhân sự cấp cao của DN và bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích về kế toán, thuế, các bạn tham khảo khóa học “Kế toán trưởng” của CleverCFO ngay nhé.

Tham khảo tại:

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm:

Những điều không thể bỏ qua khi kế toán trưởng nhận công việc mới

Chia sẻ của một bạn kế toán trưởng trong nghề

Kế toán trưởng – vai trò, vị thế trong nền kinh tế mới

Khóa học kế toán trưởng và những điều cần biết

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914.400.247 (Ms.Tiên) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn : Tham khảo

Leave a Comment