Sự khác biệt giữa Trưởng phòng tài chính – kế toán và Kế toán trưởng

Trưởng phòng tài chính – kế toán và Kế toán trưởng thực hiện một số công việc tương tự nhau, họ đều có trách nhiệm quản lý các công việc liên quan đến hoạt động tài chính và kế toán của một công ty. Tuy nhiên mục tiêu và mục đích công việc của họ hoàn toàn khác nhau. Trong khi công việc của Trưởng phòng tài chính – kế toán thường tập trung chủ yếu vào toàn bộ các khía cạnh tài chính của công ty trong dài hạn, thì Kế toán trưởng chủ yếu tập trung vào việc ghi nhận, quản lý hồ sơ tài chính và thực thi chính sách thuế của công ty.

Giữa Trưởng phòng tài chính – kế toán và Kế toán trưởng có một số điểm khác biệt như sau:

1. Về trách nhiệm công việc

Trưởng phòng tài chính – kế toán: 

Giúp công ty đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Trưởng phòng tài chính – kế toán chịu trách nhiệm đánh giá, đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và lập báo cáo tài chính. Họ cũng thực hiện việc phân tích dữ liệu để tìm ra các chiến lược cải thiện tình hình tài chính của công ty và làm việc với các nhà quản lý cấp cao, các giám đốc điều hành của công ty để tối đa hóa lợi nhuận. Các Trưởng phòng tài chính – kế toán phải đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính, đảm bảo các đề xuất mà họ đưa ra sẽ giúp ích cho doanh nghiệp.

Trưởng phòng tài chính – kế toán còn có các trách nhiệm khác như: đưa ra dự báo tài chính, quản lý nhân viên phòng tài chính – kế toán, tìm cách cắt giảm chi phí, hỗ trợ các quản lý cấp cao đưa ra các quyết định tài chính

Kế toán trưởng: 

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm theo dõi các giao dịch tài chính hàng ngày của một công ty. Họ cũng chuẩn bị báo cáo tài chính và các loại báo cáo khác có thể được sử dụng để đưa ra các đề xuất làm tăng lợi nhuận. Kế toán trưởng phải có khả năng lưu giữ tất cả thông tin và tài liệu của công ty, vì tại một thời điểm công ty thường làm việc với nhiều khách hàng. Kế toán trưởng có thể làm việc độc lập hoặc làm với một nhóm kế toán viên khác tùy thuộc cơ cấu tổ chức của mỗi công ty.

Trách nhiệm công việc thường thấy của một Kế toán trưởng bao gồm: đảm bảo hồ sơ đúng quy định của nhà nước, quản lý việc ghi nhận kết quả kinh doanh, quản lý hồ sơ thuế và tài sản của công ty, kiểm tra tính chính xác của tài liệu, giúp công ty xác định chi phí hoạt động kinh doanh.

2. Đối tượng mục tiêu cần báo cáo 

Trưởng phòng tài chính – kế toán: các báo cáo của họ được lập ra cho các cấp quản lý điều hành của công ty và các cổ đông.

Kế toán trưởng: các báo cáo của họ phục vụ nhu cầu thông tin cho các đối tượng cả bên trong và bên ngoài công ty như: nhà cung cấp tín dụng, nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, quản lý điều hành cấp cao, chủ sở hữu, đối tác, khách hàng, chính phủ và các bên liên quan khác.

3. Nội dung chính của báo cáo

Trưởng phòng tài chính – kế toán: các báo cáo của họ thể hiện thông tin liên quan đến tài sản và nguồn vốn của công ty và hiệu quả của việc sử dụng tài sản và nguồn vốn.

Kế toán trưởng: nội dung báo cáo thể hiện thông tin các hoạt động tài chính dựa trên quy trình và nguyên tắc chuẩn mực, dưới hình thức các báo cáo tài chính đúng với quy định của nhà nước.

4. Mục tiêu công việc

Trưởng phòng tài chính – kế toán: tối đa hóa lợi nhuận, tài sản và giá trị của công ty.

Kế toán trưởng: báo cáo thông tin liên quan đến kết quả hoạt động tài chính.

5. Biện pháp đo lường ngân sách

Trưởng phòng tài chính – kế toán: dựa trên nền tảng quản lý dòng tiền.

Kế toán trưởng: sử dụng phương thức lũy kế dòng tiền.

6. Mục đích công việc

Trưởng phòng tài chính – kế toán: sử dụng các dữ liệu báo cáo của Kế toán trưởng để đưa ra các quyết định tài chính.

Kế toán trưởng: thu thập và thể hiện thông tin, dữ liệu tài chính bằng các báo cáo được chuẩn hóa và mang lại lợi ích cho người sử dụng.

7. Thời điểm lập báo cáo

Trưởng phòng tài chính – kế toán: báo cáo hoạt động tài chính được lập bất cứ khi nào cần thiết, phụ thuộc vào nhu cầu công việc của các quản lý cấp điều hành.

Kế toán trưởng: báo cáo được lập định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm.

8. Hướng thời gian lập báo cáo

Trưởng phòng tài chính – kế toán: các báo cáo được lập nhằm mục đích dự báo dòng tiền trong các hoạt động ở tương lai.

Kế toán trưởng: báo cáo được lập dựa trên các giao dịch tài chính đã diễn ra.

9. Hình thức báo cáo

Trưởng phòng tài chính – kế toán: hình thức các báo cáo được lập phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích các kế hoạch tài chính hay hoạt động cụ thể trong tương lai.

Kế toán trưởng: hình thức báo cáo được lập theo biểu mẫu được nhà nước quy định.

Mặc dù Trưởng phòng tài chính – kế toán và Kế toán trưởng đảm nhận những công việc gần giống nhau, đều liên quan đến quản lý hoạt động tài chính. Nhưng vai trò của họ là hoàn toàn khác nhau. Trưởng phòng tài chính – kế toán dựa trên số liệu của Kế toán trưởng để đưa ra các dự báo tài chính, thiết lập ngân sách, dòng tiền cho các hoạt động sắp diễn ra, còn Kế toán trưởng giữ vai trò điều hành hệ thống kế toán của công ty. Vì thế công việc của họ không những không xảy ra sự chồng chéo mà giữa họ là mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau.

Để học hỏi nhiều kiến thức mới bổ ích và thăng tiến xa hơn trong công việc, các bạn hãy tham khảo khóa học kế toán trưởng thực tế của trung tâm CleverCFO với chương trình được xây dựng trên các mô hình thực tế và đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản và kinh nghiệm ở vị trí quản lý ở các doanh nghiệp có doanh thu ít nhất 1000 tỷ.

KHÓA ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm các bài viết khác nhé:

Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp có khác biệt nhau lớn không?

Kế toán trưởng và trưởng phòng kế toán

Yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Tìm hiểu về công việc của kế toán trưởng mới nhất năm 2020

Nên học kế toán trưởng ở đâu tốt?

Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0914400247 (Ms.Tiên) hoặc 0327002633 (Ms.Qúy) để được tư vấn và hỗ trợ về khóa học.

Nguồn: Theo hrchannels

Leave a Comment